Shadow Banking là gì? Các ngân hàng bóng tối này đang đe dọa kinh tế thế giới như thế nào? Hãy Đầu Tư sẽ giải đáp cho bạn những thông tin chi tiết về những ngân hàng này cùng ảnh hưởng của nó tới thị trường.
1️⃣ Shadow Banking là gì?
Shadow Banking là hệ thống ngân hàng bóng tối có tên tiếng Anh là Shadow Banking System. Những nhóm ngân hàng này là trung gian tài chính tạo điều kiện cho tín dụng ở trên hệ thống tài chính toàn cầu và trong đó những thành viên tham gia không bị sự giám sát của những cơ quan quản lý.
Những trung gian tài chính sẽ không được quản lý rõ ràng và nó bao gồm những quỹ phòng hộ, công cụ tái sinh chưa được niêm yết hay những công cụ khách. Những hoạt động không thể kiểm soát này có nguy cơ rủi ro cực kỳ cao.
Một số tên gọi khác của shadow banking tại Việt Nam là ngân hàng ngầm, ngân hàng bóng tối, hoạt động tài chính ngầm, ngân hàng vô hình,…
Theo các thông tin quy định của Ủy ban Châu Âu thì các tổ chức này không được cung cấp dịch vụ hệ thống bảo hiểm tiền gửi, không được ngân hàng trung ương bảo đảm về các khoản cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu nhằm giảm bớt rủi ro khi có những vấn đề về thanh khoản như các ngân hàng bình thường và hợp lệ.
Vì vậy, khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất thì những hoạt động của các tổ chức ngân hàng này lại bùng nổ. Từ đó, tạo ra shadow dollar hay còn được biết đến là eurodollar.
Cụm từ này không hề liên quan tới Châu Âu và cũng không ám chỉ những đồng tiền do khu vực này phát hành. Thay vào đó thì dùng để nhắc tới những khoản tiền gửi có kỳ hạn theo USD ở những ngân hàng ngoài Hoa Kỳ.
Vì không thuộc quyền quản lý của Cục dự trữ Liên bang Mỹ nên eurodollar chắc chắn không có bảo hiểm FDIC. Đây chính là bảo hiểm tiền gửi Liên bang nên sẽ gặp nhiều vấn đề về thanh khoản kể cả những tổ chức chứ không riêng cá nhân người đầu tư.
Trong lịch sử, shadow banking góp phần làm châm ngòi khủng hoảng 2007-2008 khi tạo những khoản thế chấp dưới chuẩn, từ đó đóng gói chúng thành những chứng khoán được thế chấp đảm bảo rồi phân phối trong toàn bộ hệ thống tài chính.
Lahman Brothers là công ty môi giới thương mại nổi bật nhật khi phát hành một lượng lớn những chứng khoán được đảm bảo có giá trị tới 4 lần vốn của các chủ sở hữu công ty. Vì vậy, nếu như thị trường bị sụp đổ thì chủ nhà vỡ nợ, chứng khoán nào có từ các quỹ này cũng sẽ suy sụp theo. Công ty này đã phá sản và có tới 10 triệu ngôi nhà bị tịch thu, tăng tỷ lệ thất nghiệp lên gấp đôi 10%.
Xem thêm: Token là gì? Phân biệt Coin và Token
2️⃣ Những điểm đặc trưng trong Shadow Banking là gì?
Hãy Đầu Tư sẽ giúp bạn tìm hiểu những điểm đặc trưng cụ thể trong hệ thống ngân hàng bóng tối, từ đó giúp các nhà đầu tư nhận định rõ ràng hơn:
- Hệ thống ngân hàng bóng tối đã vượt ra ngoài những quy định cơ bản bởi vì nó không giống những ngân hàng và liên minh tín dụng như trong truyền thống. Những tổ chức này cũng không nhận gửi tiền như ngân hàng truyền thống.
- Những tổ chức này nổi lên như các nhà cải cách ở trong thị trường tài chính. Vì vậy, những tổ chức này có thể giúp tài trợ khoản vay bất động sản và những mục đích khác nhưng không cần đối mặt với sự giám sát hay quản lý như bình thường về nguồn vốn dự trữ, thanh khoản cần có như các tổ chức cho vay truyền thống.
Những đặc trưng của ngân hàng bóng tối làm nên nhiều khủng hoảng tài chính và các đột biến về rút tiền gửi. Các tổ chức tài chính hay công cụ tài chính cũng có rất nhiều rủi ro trên thị trường, nguy hiểm trong tín dụng, thanh khoản cao hơn vì vấn đề cho vay nặng lãi.
3️⃣ Những ảnh hưởng của Shadow Banking
✅ Ở thị trường tài chính
Những hoạt động của những tổ chức tài chính sẽ chịu ảnh hưởng của ngân hàng trung ương và tổ chức chính phủ. Shadow Banking sẽ thực hiện theo những cách không thể thể hiện ở trong bảng cân đối kế toán thông thường và nó sẽ gây khó khăn cho việc quản lý của các cơ quan chức năng. Vì thế, nó cũng sẽ khó kiểm soát hơn.
Hoạt động của các ngân hàng bóng tối sẽ khiến dòng tiền bị chảy khỏi ngân hàng và gây nên những khủng hoảng tài chính kéo dài trong nhiều thập kỷ. Theo như thống kê thì hiện shadow baking đang quản lý tới 63.000 tỷ USD và tăng tới 30.000 tỷ USD từ thế kỷ trước.
Xem thêm: Ví nóng là gì? Các loại ví nóng tốt nhất hiện nay
✅ Ở thị trường crypto
Trên thực tế, cụm từ shadow banking được nhắc tới khá nhiều ở trong thị trường crypto. Cụ thể các stablecoin sẽ là 1 dạng mới của loại hình này khi nó tồn tại ở trong những điều kiện vắn các khuôn khổ pháp lý, quy định rõ ràng và nó cũng không được những cơ quan chức năng kiểm soát kỹ càng.
Cụ thể, Tether là công ty có stablecoin USDT và ngân hàng của họ là Deltec Bank – một phần của hệ thống ngân hàng bóng tối. Hiện nay, ngân hàng này có trụ sở tại Bahams và thuộc khu vực nằm ngoài phạm vi quản lý của Mỹ.
Nó không nắm giữ khoản tiền gửi bằng USD từ Tether và cũng không thuộc Cục dự trữ liên bang Mỹ, không có bảo hiểm nên tiền gửi tại đây là eurodollar. Khi USDT có quy đổi thành USD tỉ lệ 1:1 thì sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào khoản dự trữ USD trên thực tế và trả cho những ai muốn rút tiền thì tỷ lệ 1:1 tỷ giá hối đoái sẽ bị phá vỡ.
Ngoài ra, sự kiện FTC phá sản trong thời gian gần đây giống với sự sụp đổ của Lehman Brothers trong những năm 2008. Họ cũng là một sàn giao dịch tiền điện tử, cho vay. Hệ thống CoinDesk đã có xem xét bảng cân đối kế toán của Alameda Research và phát hiện ra công ty này có tổng tài sản trị giá tới 14.6 tỷ USD được tính tời ngày 30/6 với 2.16 tỷ USD là tài sản thể chấp là token FTT. Token này chính FTX phát hành chứ không phải là tài sản độc lập như là tiền fiat hay những loại tiền điện tử khác.
Thông tin này nhanh chóng được lan truyền mạnh mẽ ở trên Twitter làm cho những nhà đầu tư hoảng loạn và đồng loạt yêu cầu phải rút FTX với số tiền trị giá khoản 8 tỷ USD và bán tháo lượng FTT token mà mình đang nắm giữ khiến cho FTT bị giảm nghiêm trọng.
Do không có tài sản dự trữ, không có ai bảo lãnh nên FTX như đứng ở trên bờ vực phá sản và chỉ sau 1 đêm thì giá trị công ty giảm từ 32 tỷ đồng xuống gần bằng 0.
Cả vụ việc của Lehman Brothers và FTX đều có điểm chung giống nhau đó chính là bí mật về những thiếu sót và rủi ro trong những quy định của pháp luật. Khi sữ dụng quá nhiều tài sản thế chấp ở mức rủi ro cao thì cũng khiến hai tổ chức tài chính bị sụp đổ.
Năm 2022, có nhiều hoạt động lừa đảo tài chính xảy ra, ví dụ như các stablecoin thuật toán thuộc Terra USD bị sụp đổ. Ngoài ra, có hai công ty cho vay khác là Celsius và Yoyager cũng khiến 2 tỷ USD biến mất khỏi thị trường tiền ảo. Nhiều chuyên gia nhận định FTX chính là giai đoạn làm cho xu hướng này tăng lên.
Tuy nhiên, thị trường tiền điện tử khi đi xuống không ảnh hưởng nhiều tới thị trường tài chính truyền thống. Nguyên nhân là do thị trường tiền điện tử có định giá tới 848 tỷ USD cho đến ngày 16/11 và thấp hơn so với nền kinh tế thế giới.
Bên cạnh đó, những khoản lỗ chủ yếu là do những khoản đầu tư mang tính đầu cơ của những nhà đầu tư đó. Ngay cả khi vốn hóa thị trường điện tử trở về 0 thì tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ cũng không bị giảm nhiều trừ lĩnh vực công nghệ.
Trên đây là những thông tin hữu ích mà Hãy Đầu Tư chia sẻ về Shadow Banking là gì? Các ngân hàng này không tác động mạnh tới thị trường kinh tế nhưng vẫn phải tìm hiểu kỹ càng để tránh đầu tư bị sai lầm.
Nguồn bài viết được tham khảo từ:
- vietnambiz.vn – Hệ thống ngân hàng bóng tối (Shadow Banking System) là gì? – 25/11/2022
- coin98.net – Shadow Banking là gì? Ảnh hưởng của Shadow Banking trong Crypto – 25/11/2022