Thuật ngữ giao dịch hàng hóa quan trọng mà nhà đầu tư cần biết mà Hãy Đầu Tư chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện lệnh của mình. Hãy đọc và lưu lại để có thể tìm hiểu bất cứ lúc nào nhé!
1️⃣ Giao dịch hàng hoá phái sinh là gì?
Hàng hoá phái sinh là loại hình giao dịch nơi mà khách hàng thực hiện mua hoặc bán một khối lượng hàng hoá nhất định theo những thông số của giá. Việc giao nhận hàng hoá sẽ được thực hiện ở một thời điểm xác định ở trong tương lai.
Giao dịch hàng hoá hình thành với mục tiêu giúp những nhà đầu tư thu lời do những biến động về giá cả, đồng thời giúp cho người mua và người kinh doanh định vị được sản phẩm của mình để tính được mức lãi. Thêm vào đó, bên mua bán có thể cân bằng hàng hoá giao dịch mà không chịu tác động từ giá cả thị trường và giảm được thiệt hại.
Người dùng cần phải tìm hiểu những thuật ngữ giao dịch hàng hoá này trước khi tiến hành đầu tư và thực hiện các lệnh.
Xem thêm: Giao dịch đầu tư thiếc LME là gì? Những thông tin phải biết
2️⃣ Những thuật ngữ giao dịch hàng hoá quan trọng
Hãy Đầu Tư sẽ gửi đến một số thuật ngữ giao dịch hàng hóa quan trọng và phải sử dụng thường xuyên trong quá trình thực hiện các lệnh mua bán. Tham khảo và ghi nhớ để tiện tìm hiểu và đầu tư mỗi ngày nhé!
Thị trường giao ngay (Spot market): Thị trường giao ngay là thị trường nơi hàng hoá được mua, thanh toán và nhận ngay từ lúc bán.
Đặc tả hợp đồng: Mỗi hợp đồng là bản miêu tả cụ thể các điều khoản của hợp đồng tương lai mà các sở giao dịch đã quy định từ trước.
Độ lớn hợp đồng: Số lượng hàng hoá được giao dịch theo các hợp đồng.
Biên độ giao động giá: Biên độ giao động giá chính là khoảng giao động của giá hợp đồng kỳ hạn chuẩn hàng hoá quy định tại ngày giao dịch.
Bù trừ: Là quá trình ghi nhận giao dịch, xác định vị thế và tính nghĩa vụ tài chính giữa các bên.
Giá khớp lệnh: Là giá giao dịch thành công được xác định trên sàn giao dịch của sở.
Giá thanh toán cuối cùng: Là mức giá được ghi nhận ở cuối ngày giao dịch nhằm xác định lợi nhuận hoặc thua lỗ trong ngày của mỗi vị thế.
Bước giá: khoảng chênh thấp nhất giữa hai mức giá.
Ngày niêm yết: Là ngày giao dịch đầu tiên của một hợp đồng tương lai sau khi giá hợp đồng được thị trường chấp thuận.
Ngày thông báo đầu tiên: Ngày để nhiều bên tham gia giao dịch cùng tham gia vào quá trình giao nhận tài sản cơ sở
✅ Những loại hợp đồng trong giao dịch hàng hoá
Hợp đồng hàng hoá phái sinh là một trong những thuật ngữ quan trọng nhất các nhà đầu tư cần nắm bắt trước khi tham gia thị trường hàng hoá phái sinh. Có 4 loại hợp đồng cơ bản gồm:
- Hợp đồng kỳ hạn (Forward contracts): Là loại hợp đồng chấm dứt tại một điểm xác định trước của tương lai, hợp đồng này không có quy chuẩn.
- Hợp đồng tương lai (Futures): Là hợp đồng kỳ hạn mở và giao dịch mua hoặc bán sẽ giao dịch trong một thời điểm xác định của tương lai.
- Hợp đồng quyền chọn (Options): Là loại hợp đồng giúp người sử dụng có khả năng chọn mua trước bán ra hoặc bán trước mua sau tuỳ thuộc theo yêu cầu cụ thể của nhà đầu tư.
- Hợp đồng hoán đổi (Swap): là một hợp đồng có tính ràng buộc giữa người mua và người bán về mặt pháp luật. Theo hợp đồng thì hai bên phải thoả thuận về tài sản, hàng hoá, luồng tiền… với bên mua trong một khoảng thời hạn cố định.
✅ Tài khoản giao dịch hàng hoá
Đây là thuật ngữ giao dịch hàng hóa phổ biến nhất. Tài khoản mở cho người bán khi thực hiện giao dịch hàng hoá của khách hàng. Tài khoản giao dịch được dùng nhằm theo dõi tài sản ký quý và hàng hoá cơ sở đã chuyển nhượng để tính toán lời/lỗ vị thế mỗi ngày và thực hiện nghĩa vụ trên hợp đồng.
✅ Mức ký quỹ
Mức ký quỹ là một trong các thuật ngữ quan trọng nhất nhà đầu tư cần ghi nhớ. Mức ký quỹ là tổng số tiền tối thiểu nhà đầu tư phải đóng và duy trì bên trong tài khoản nhằm thực hiện thanh toán những phần phí từ giao dịch hàng hoá phái sinh.
Hiểu một cách ngắn gọn thì mức ký quỹ chỉ là một khoản tiền nhằm thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng. Các loại hàng hoá khác cũng sẽ có mức ký quỹ khác nhau. Cụ thể như sau:
- Mức ký quỹ bổ sung: là mức ký quỹ tối thiểu bắt buộc khách hàng phải có tại tài khoản khi tham gia giao dịch hàng hoá phái sinh theo quy định của MXV khi thực hiện mở vị thế.
- Mức ký quỹ duy trì: là khoản tiền tối thiểu bắt buộc khách hàng phải có tại tài khoản giao dịch hàng hoá nhằm duy trì vị thế theo quy định của MXV.
Xem thêm: Hợp đồng tương lai vàng là gì? Đây có phải là kênh trú ẩn an toàn nhất?
✅ Hàng hoá cơ sở
Hàng hoá cơ sở trên thị trường hàng hoá phái sinh được phân thành 4 nhóm lớn:
- Nhóm nông sản: Ngô, bắp, đậu nành, cacao…
- Nhóm kim loại: Đồng, bạc, vàng, kẽm, titan…
- Nhóm nhiên liệu: xăng pha chế, dầu đốt, dầu thô…
- Nhóm nguyên liệu: Bông, Cao Su, Cà phê…
✅ Vị thế
Vị thế cũng là tổng số của lượng hợp đồng hình thành trong giao dịch nhưng chưa được thực hiện tất toán hay giao nhận. Hai loại vị thế chủ yếu là:
- Vị thế mở: là tổng các hợp đồng kỳ hạn do một người nắm giữ (mua hoặc bán) . Các hợp đồng kỳ hạn là loại hợp đồng không được thực hiện tất toán. Khi vị thế hợp đồng đang ở tình trạng mở, những người nắm giữ bắt buộc phải tham gia vào quá trình giao nhận tài sản cơ sở
- Vị thế đóng (giao dịch đối ứng – đóng vị thế mở): Nhà giao dịch sẽ thực hiện một lệnh ngược lại với vị thế đang nắm giữ với khối lượng tương đương khối lượng vị thế mở đang nắm giữ.
✅ Các lệnh giao dịch thường thấy
- Lệnh thị trường (Market Order/MKT) : là lệnh mua hoặc bán những hợp đồng với mức giá thị trường.
- Lệnh giới hạn (Limit Order/LMT) : mua hoặc bán các hợp đồng với mức giá được xác định mà nhà đầu tư muốn.
- Lệnh dừng (Stop Order/STP) : là lệnh mua hoặc bán lại hợp đồng với lệnh thị trường khi mức giá tại thị trường bằng mức giá dừng được xác định trước.
- Lệnh dừng giới hạn (Stop Limit Order/STL) : đây là lệnh mua hoặc bán những hợp đồng với mức giá giới hạn khi mức giá ở thị trường và mức giá dừng được xác định trước bằng nhau.
Qua bài viết trên, Hãy Đầu Tư đã chỉ ra các thuật ngữ giao dịch hàng hoá phái sinh quan trọng cần phải biết về giao dịch. Qua các kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về cơ hội kinh doanh tốt nhất.
Nguồn tham khảo bài viết tại:
- dautugi.com.vn – Những thuật ngữ quan trọng trong giao dịch hàng hoá năm 2022 – 2023