Tether (USDT) là gì? Tether hay USDT có là một hay không? Hãy Đầu Tư nhận thấy nhiều người vẫn còn suy nghĩ khá lệch về đồng tiền điện tử này. Để giúp bạn đầu tư chính xác hơn thì bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về coin này.
1️⃣ Tether là gì?
Tether chính là một nền tảng nhằm giúp cho những loại tiền tệ pháp định (tiếng anh là Fiat) sử dụng được trên nền tảng Blockchain. Dựa vào việc phát hành những Tether coin/token có giá trị như nhau. Tether đã được thành lập bởi công ty Tether Limited và có trụ sở ở Hong Kong năm 2014.
Hiện tại, Tether Token (mang ký hiệu: ₮) đang là loại tiền điện tử được đảm bảo bằng các loại tiền tệ Fiat (nghĩa là tiền pháp định) bởi tỷ lệ 1:1 do công ty Tether Operation Limited cung cấp và phát hành. Hiện một Tether Token (₮) sẽ có giá trị như 1 đơn vị tiền tệ đảm bảo cho nó.
Tether đã nhanh chóng phát hành ra 3 đồng token đã được bảo chứng Fiat là USD, EURO và CNH (Offshore Chinese Yuan). Những mã token này lần lượt là USD₮, ERU₮ và CNH₮. Theo như whitepaper, Tether hoạt động theo cơ chế hệ thống khá đơn giản:
- Bước 1: Người sử dùng gửi tiền Fiat (USD) tới tài khoản ngân hàng của công ty Tether Limited.
- Bước 2: Hệ thống này sẽ tạo và ghi nhận vào tài khoản của người sử dụng một lượng Tether token (USDT) tương ứng.
- Bước 3: Người chủ sở hữu tự do thực hiện những giao dịch bằng những Tether token như: trao đổi, bán, mua ở trên những sàn giao dịch mà bạn chọn.
- Bước 4: Nếu nKhi không còn nhu cầu sử dụng, người dùng có thể chuyển đổi Tether token thành tiền Fiat thông qua nền tảng Tether.
- Bước 5: Tether cũng sẽ tiêu huỷ toàn bộ những số token của bạn và gửi tiền Fiat cho người mà bạn trao đổi.
2️⃣ USDT là gì?
USDT (hay chính là Tether coin) là những đồng tiền điện tử được đảm bảo giá trị bằng USD với tỷ lệ 1:1 bởi Tether Operation Limited. Chúng được phát hành vào năm 2014. Tỷ lệ này có nghĩa là mỗi 1 đồng USDT sẽ có 1 giá trị tương tự 1 USD (đô la Mỹ).
Đồng tiền này giúp tăng khả năng thanh khoản và giảm ảnh hưởng biến động giá trong thị trường Cryptocurrency. USDT được phát triển nhờ vào công nghệ Blockchain của Bitcoin nhờ vào giao thức Omni. Nền tảng này đã giúp cho người dùng có thể dễ dàng tạo ví, chuyển đổi và mua bán đồng tiền này.
USDT hiện xếp vào hàng Stablecoin và rất phổ biến nhất ở trên thị trường, mức vốn hoá lên tới hơn 60 tỷ USD. Hiện nay, nhiều đối thủ cạnh tranh với cũng mảng stablecoin khá nhiều như DAI, BUSD, USDC,… nhưng phần lớn thị phần vẫn là USDT và lên tới 60%.
✅ Tổng vốn hóa của USDT
USDT chiếm phần lớn thị phần trong mảng Stablecoin tới 60% nên chỉ số vốn hóa được đánh giá cực kỳ toàn diện theo động thái của thị trường. Theo lịch sử cho thấy, vốn hóa của USDT từ trước đến nay vẫn theo xu hướng tăng dần dù có ở trong những đợt điều chỉnh mạnh hay là trong giai đoạn mùa đông từ 2018 đến 2019.
Có thể thấy thị trường USDT từ trước đến nay vẫn luôn tăng trưởng. Mặc dù có chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 2019 thì vốn hóa trong thời kỳ đó vẫn đi ngang. Điều này cũng minh chứng nhiều nhà đầu tư vẫn ở lại thị trường tiền ảo.
✅ Số lượng USDT
Trong hệ sinh thái, stablecoin cũng là một mảnh ghép không thể nào thiếu. Vì thế, USDT là dạng stablecoin có vốn hóa lớn nhất. Việc theo dõi những chỉ số USDT trên blockchain này sẽ đánh giá được phần nào xu hướng của dòng tiền cùng thời điểm.
Hiện tại tổng cung của USDT vào khoảng 62 tỷ USD và nó được phân bố ở những blockchain gồm có:
- Tron: 32 tỷ USD.
- Ethereum: 30 tỷ USD.
- SLP: 6 triệu USD.
- Liquid: 37 triệu USD.
- Bitcoin: 1.34 tỷ USD.
- Solana: 190 triệu USD.
- EOS: 100 triệu USD.
- Algorand: 94 triệu USD.
Khi USDT được hỗ trợ giao dịch ở trên cùng một mạng lưới blockchain thì bạn có thể dễ dàng dự đoán sự tăng trưởng. Bởi vì cơ sở hạ tầng của stablecoin rất chắc chắn. Hiện tại, USDT ở trên Tron là lớn nhất bởi nó chính là hệ thống được Tether dùng để phát triển token của mình.
Đứng ở vị trí thứ 2 chính là Ethereum với tốc độ tăng trưởng đang không ngừng tăng lên. Nguyên nhân nền tảng này phát triển bùng nổ là do xu hướng ngày càng chuyển dịch qua layer 2 và phí của nền tảng này khá rẻ.
Trong thời gian sắp tới thì Ethereum và những nền tảng cùng dạng sẽ tiếp tục không ngừng phát triển và duy trì vị thế đứng đầu của mình. Những nền tảng khác như EOS, Solana, Alrogand,… cũng có token này nhưng khá nhỏ và không đáng kể.
Với sự phát triển của nhiều nền tảng DeFi (những ứng dụng tài chính phi tập trung) cùng thuộc mảnh ghép Stablecoin thì khả năng rất cao là hệ sinh thái này sẽ ngày một phát triển. Những đối thủ của USDT phải kể đến là BUSD, DAI, USDC, UST,…
3️⃣ Phân loại USDT
USDT được phát hành ở trên nhiều phiên bản nền tảng khác nhau như là EOS, Tron, Ethereum, Liquid, Alrogand, Solana,… Tuy nhiên, được chú ý hơn cả và nhiều nhất chính là trên Ethereum và Tron.
✅ USDT ở trên Ethereum
Tháng 9 năm 2017, Tether đã chọn phát hành USDT ở nền tảng của Ethereum theo tiêu chuẩn ERC20. Nguyên nhân là do tốc độ giao dịch và phí của Bitcoin Blockchain có nhiều yếu điểm. Giá trị của USDT ở trên nền tảng này hiện đang đạt hơn 2 tỷ đô. Tại đây, bạn có thể dễ dàng lưu trữ trên những ví hỗ trợ tiêu chuẩn này như là MyEtherwallet, Ledger Nano S, Trezor, Mycrypto, Metamask,…
✅ USDT ở trên Tron
Hiện nay, sau khi phát hành USDT ở trên nền tảng Ethereum thì nhà phát hành đã chọn thêm Tron để phát triển theo tiêu chuẩn TRC-20 ngày 16/04/2019.
✅ Những loại USDT khác
Không dừng lại ở đó phiên bản USDT ở trên những nền tảng khác hiện nay phải kể đến: USDT – Omni, USDT – EOS, USDT – Liquid, USDT – Solana, USDT – Alrogand.
Có thể bạn cần: Ripple là gì? Ripple coin (XRP) có đáng để đầu tư?
4️⃣ Công dụng của đồng USDT
Cũng như những coin hay token khác thì nó vẫn giữ chức năng là dùng trong giao dịch, lưu trữ và trao đổi thành những đồng coin khác nhau trên thị trường. Ngoài ra, Tether đã tạo ra đồng tiền này nhằm hạn chế những vấn để trong thanh khoản của những loại tiền tệ hiện nay gồm cả tiền pháp định lẫn tiền điện tử. Cụ thể:
- Tiền pháp định: những thông tin khi giao dịch đều phải công khai, tốc độ giao dịch khá chậm và có thể phát sinh thêm khá nhiều loại phí chẳng hạn phí chuyển đổi, phí chênh lệch, phí chuyển đổi ngoại tệ, phí gửi,…
- Tiền điện tử: những loại tiền này không hề ổn định và có thể bị thay đổi giá lớn do những biến động và tình hình thị trường. Bên cạnh đó, mức phí giao dịch cũng cao không kém.
Vì thế đồng tiền này ra đời nhằm giải quyết những vấn đề đó bằng những cách như:
- Phát triển dựa trên công nghệ blockchain nên luân chuyển tiền tệ giữa các quốc gia dễ dàng hơn và tiết kiệm hơn. Ngoài ra, cũng bảo mật được danh tính, thông tin của người dùng.
- Giá trị của đồng coin neo với giá USD theo tỷ lệ 1:1 nên ổn định hơn cho nhà đầu tư.
- USDT như là một phương pháp an toàn khi có đặc tính ổn định trong thời kỳ khủng hoảng của thị trường. Hiện tại, Bitcoin và Altcoin đều đang bị ảnh hưởng và biến động rất mạnh.
5️⃣ Hạn chế của USDT
Có vẻ USDT là một đồng tiền cực kỳ phát triển và tiềm năng trong thời gian tới. Tuy nhiên, xung quan nó vẫn còn rất nhiều hoài nghi đang khiến những nhà đầu tư mới cảm thấy lo lắng khi bắt đầu vào thị trường đầu tư này.
✅ Những tranh cãi xung quanh Tether
Nhiều người cho rằng Tether và USDT không thực sự được backed bởi USD. Nếu như thông tin này thực sự là như thế thì sẽ rất nguy hiểm cho toàn bộ thị trường tiền ảo. Nếu thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề thì có thể không có giá trị nào backed đằng sau sự tăng giá.
Bên cạnh đó, Tether còn bị tranh cãi dữ dội bởi những luồn quan điểm khác nhau như:
- Nó có kết nối mật thiết với Bitfinex: Có rất nhiều chức vụ ở trong công ty của Tether và Bitfinex đều được đảm nhận bởi 1 người ở cùng 1 vị trí tương đồng. Bên cạnh đó họ không được kiểm toán thì sẽ có rất nhiều giao dịch nội bộ không rõ ràng và minh bạch ở đây.
- Vấn đề bảo mật: trong quá khứ Tether đã bị trải qua một số lần tấn công của hacker để đánh cấp một lượng lớn USDT ra khỏi quỹ dự trữ.
- Tranh cãi giữa $850M: Vì có mối liên kết với Bitfinex nên họ chịu nhiều tổn thất khoản 850 triệu USD. Có nhiều cáo buộc cho rằng, số tiền này được rút khỏi Tether Treasury nhằm bỏ qua những tổn thất này.
- Không có kiểm toán: Theo như CFTC, công ty này thuê Friedman LPP để làm nơi kiểm toán. Nhưng thông tin về số lượng tài sản backed USDT đã được xác nhận nhưng nhiều người cho rằng nó không chính thức.
✅ Reserve Breakdown
Ngay sao đó, New York District Attorney’s office đã cáo buộc và đình chỉ những hoạt động của Tether. Họ yêu cầu công ty này phải nộp phạt 18.5 triệu USD vì có nhiều hành vi trái với pháp luật. Vì vậy, Tether cũng có động thái đưa ra bản Reserve Breakdown của mình.
Theo như bảng số liệu này có thể thấy những gì backed sau USDT và những token tether khác gồm:
- Có khoảng 75.85% Tether token đã được backed bởi tiền và những tài sản tương đương tiền hay những giấy tờ thương mại.
- Có khoảng 24.15% những khoản còn lại chính là trái phiếu, nợ, có đảm bảo và những khoản đầu tư khác.
- Chỉ có khoảng 2.9% là tiền mặt là còn ở trong Treasury của Tether.
Tuy nhiên, một điểm làm cho nhiều người quan ngại nữa là bảng thông tin này chỉ có 1 trang duy nhất và hiện không có đơn vị nào kiểm duyệt nó một cách rõ ràng hay minh bạch.
✅ Rủi ro về đồng USDT
Nếu như những thông tin mà Tether đã đưa ra là đúng thì còn rất nhiều rủi ro dành cho lượng USDT đang lưu hành trên thị trường. Có tới 24,15% là những khoản trái phiếu và nợ có đảm bảo. Nếu như những tài sản đảm bảo này có chất lượng tín dụng thì vẫn có tới 75% các tài sản còn lại là không thể đánh giá trị rõ ràng.
Khoảng 75.85% tài sản ở trên lại có tới 24.2% là Fiduciary Deposits, 65.39% là Commercial Paper. Bạn có thể hiểu là công ty nào đang nợ Tether thì sẽ giữ những giấy tờ quan trọng này. Tuy nhiên, chúng ta lại không thể biết những công ty này thực sự là những ai? Có đáng tín dụng hay không?
Ngoài ra, cũng không thể biết được những công ty này có tồn tại trên thực tế không. Đó chính là lý do vẫn còn rất nhiều rủi ro xung quanh Tether và USDT. Những vấn đề đáng quan ngại này sẽ làm cho có nhiều FUD về USDT và nó sẽ còn diễn ra trong tương lai.
Hiện tại, rủi ro này có thể giảm đi phần nào bởi token này không nắm vị trí độc tôn ở trên thị trường tiền ảo. Ngoài ra, bang thanh tra về tài chính của New York nhiều năm điều tra về Tether nhưng hiện vẫn chưa có bằng chứng nào để backed Tether Token hay in khống cả. Vì thế, những nhà đầu tư có thể tạm yên tâm tới thời điểm này.
6️⃣ FAQ về Tether USDT
Đào USDT được không?
Hiện nay những Tether Token hay USDT đều không thể đào được. Nó chỉ được phát hành bởi Tether Operations Limited mà thôi.
Mua USDT ở đâu?
Ở nước ta, bạn có thể mua USDT ở những sàn giao dịch uy tín như Aliniex, Remitano, Vicuta…
Tốc độ chuyển USDT có lâu không?
Tốc độ chuyển USDT không thể xác định được vì nó phụ thuộc vào 2 yếu tố:
- Tốc độ của nền tảng blockchain đó.
- Số xác nhận nững giao dịch được quy định bởi sàn.
Hãy Đầu Tư hy vọng những thông tin vừa chia sẻ về Tether là gì? USDT là gì có thể giúp nhà đầu tư hiểu thị trường dễ dàng hơn. Hiện tại USDT đang chiếm thị phần quá lớn trong stablecoin vị vậy khá khó hoặc mất thời gian rất lâu mới bị thay thế bởi những đồng tiền khác.
- coin98.net – Tether (USDT) là gì? Toàn tập về đồng Stablecoin lớn nhất thị trường – 17/10/2022