M&A là gì là câu hỏi mà những ai đang quan tâm tới lĩnh vực đầu tư và kinh doanh luôn tìm kiếm. Hãy Đầu Tư sẽ giúp bạn hiểu rõ về thuật ngữ này và những thương vụ M&A đình đám nhé!
1️⃣ Tìm hiểu về M&A là gì?
M&A là viết tắt của cụm Mergers and Acquisitions (sáp nhập và mua lại). Chúng là thuật ngữ nhằm ám chỉ việc giành quyền điều khiển và kiểm soát doanh nghiệp thông quan việc sáp nhập và mua bán các sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp đang hoạt động. Mục đích của hành động này nhằm giành được quyền quản lý và mua lại công ty tiềm năng để chính thức trở thành chủ sở hữu của công ty ấy.
Có thể hiểu cụ thể hơn thông qua hai cụm từ trong M&A như sau:
- M (Mergers): có nghĩa là sáp nhập. Sự sáp nhập của các công ty để tạo thành một công ty mới, có tư cách pháp nhân. Lúc này, quyền, nghĩa vụ, tài sản sẽ thuộc về công ty mua.
- A (Acquisitions): có nghĩa là mua lại. Công ty lớn sẽ mua lại các công ty có quy mô nhỏ và yếu hơn, sau đó sẽ có quyền kiểm soát toàn bộ công ty đã được mua lại.
Hai hành động M&A đều sẽ dẫn đến chung một kết quả. Chúng chỉ khác nhau ở mối quan hệ giữa 2 đối tượng là sáp nhập hay mua lại. Thông thường sau khi M&A thì giá cổ phiếu của các công ty được mua sẽ tăng. Nhưng cũng có một số cty bị vứt bỏ vì bên mua chỉ muốn loại 1 đối thủ đang cạnh tranh với mình.
2️⃣ Ưu điểm và nhược điểm của thương vụ M&A
M&A là hoạt động không khó gặp trong thị trường. Nó sẽ mang lại nhiều lợi ích và một vài hạn chế cho doanh nghiệp.
✅ Ưu điểm của M&A là gì?
- M&A sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, từ đó cải thiện và phát triển hơn về kinh tế. Bởi khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp sẽ thu được lợi từ những hoạt động mua bán như mua nguyên liệu nhiều với giá thành rẻ hơn. Từ đó hiệu suất kinh doanh sẽ cao hơn.
- Giúp doanh nghiệp tập hợp nhiều nguồn lực và khách hàng.
- Cải thiện khả năng phân phối, ở rộng phạm vi và tiếp cận tới khách hàng dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, điều này còn giúp mở rộng chi nhánh, cải thiện thêm kênh phân phối hàng hóa của doanh nghiệp.
- Tập trung thêm nguồn nhân lực chất lượng cao sau khi sáp nhập và mua lại công ty, tăng cơ hội phát triển và mở rộng hơn.
- Tối ưu hóa tài chính của doanh nghiệp. Vì khi sáp nhập 2 công ty thì tài chính sau đó sẽ lớn hơn so với chỉ hoạt động ở 1 công ty.
✅ Nhược điểm của M&A
Ngoài việc mang lại những lợi ích nhất định, M&A cũng sẽ có một vài hạn chế như:
- Tốn kém chi phí khi mua lại công ty và nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp đó.
- Những vấn đề pháp lý khi thực hiện M&A khá phức tạp, đòi hỏi chi phí cao.
- Khi bỏ một nguồn vốn mua lại công ty có thể khiến công ty của bạn bỏ qua nhiều cơ hội giao dịch với các đối tác khác.
- Có thể xảy ra những xung đột khi sáp nhập 2 công ty lại làm một (quản lý, vận hành).
3️⃣ Khi nào thực hiện M&A?
Quá trình M&A được thực hiện thông qua những trường hợp như:
Nguyên tắc | Theo cơ bản thì để thực hiện mua và sáp nhập lại cùng 1 công ty nếu như nó tạo ra những giá trị mới cho những cô đông. Điều mà nếu tiếp tục tình trạng cũ sẽ không đạt được hiệu quả. |
Giá trị | Sau khi thực hiện quá trình M&A thì giá trị thị trường của công ty phải lớn hơn so với tổng giá trị hiện tại mà hai công ty trước đây đã đúng riêng rẽ. |
Năng lực cạnh tranh | Công ty lớn mạnh hơn mua lại những công ty khác để tạo ra một công ty mới cạnh tranh cao hơn trên thị trường, tối ưu chi phí, chiếm lĩnh lớn hơn thị phần và cùng vận hành hiệu quả hơn. |
Đồng thuận | Những cổ đông phải đồng ý với đa số phiếu đồng thuận. |
Có thể bạn cần: FED tăng lãi suất có ảnh hưởng gì tới thị trường Việt Nam
4️⃣ Quy định pháp luật khi điều chỉnh hoạt động M&A
Đây là quá trình kinh doanh quen thuộc ở trong nền kinh tế toàn cầu không riêng gì Việt Nam. Tuy nhiên, ở nước ta cũng có một số quy định theo pháp lý nhằm có tính minh bạch và công bằng hơn trên thị trường. Khi thực hiện M&A thì các doanh nghiệp cần tuân theo:
- Thực hiện dựa trên Luật Doanh Nghiệp như khái niệm, trình tự thủ tục với từng mô hình công ty.
- Thực hiện quy định của luật đầu tư ra năm 2020 có ghi: “Hoạt động M&A là một hình thức đầu tư trực tiếp nên doanh nghiệp có thể mua lại toàn bộ hoặc 1 phần tùy vào mục đích của nhà đầu tư”.
- Theo Luật Cạnh Tranh khi gây ảnh hưởng đáng kể cho nền kinh tế thì việc mua bán sáp nhập sẽ bị cấm.
- Theo Luật Chứng khoán, khi sáp nhập, mua lại công ty chứng khoán thì quản lý quỹ phải có sự chấp nhận của Ủy ban Chứng Khoán của Nhà nước.
- Theo Luật các tổ chức tính dụng nếu mua lại tổ chức tín dụng thì phải có sự đồng ý của Ngân Hàng nhà nước.
- Bên cạnh đó, việc mua bán cần phải tuân theo những quy định của các tổ chức như WTO, GATT, GATS, khu vực ASEAN và những tổ chức bảo hộ, cam kết quốc tế khác nếu có liên quan.
Vì vậy, những công ty nào có ý định cần phải tham khảo và xem các quy định chi tiết trong luật để không vướn vào những sai phạm đáng tiếc.
5️⃣ Những hình thức M&A phổ biến hiện nay là gì?
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về M&A, Hãy Đầu Tư sẽ chia sẻ một số hình thức phổ biến nhất hiện nay như:
✅ M&A chiều ngang
Đây là quá trình sáp nhập các công ty có cạnh tranh trực tiếp và kinh doanh cùng một sản phẩm hay hình thức mua bán, phân khúc khách hàng. Vì vậy hiệu quả của quá trình này theo chiều ngang sẽ làm cho gia tăng thị phần, loại đối thủ cạnh tranh và thêm lợi nhuận.
Ví dụ: Hai công ty kinh doanh thức uống tương tự nhau sáp nhập cùng nhau thì sẽ loại bỏ đối thủ cạnh tranh và nâng cao được thị phần khách hàng.
Xem thêm: Nghề Môi Giới Bất Động Sản – Kỹ năng, Kiến Thức và Đạo đức nghề nghiệp
✅ M&A chiều dọc
Khi hai công ty có cùng chuỗi giá trị sản xuất nhưng lại khác nhau về giai đoạn đang thực hiệ sản xuất mà có nguyện vọng sáp nhập lại với nhau. M&A theo chiều dọc có nhiều ưu điểm khi đã kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm hơn. Theo đó, hình thức này khống chế đối thủ cạnh tranh và cắt giảm được nguồn chi phí của doanh nghiệp.
Ví dụ: Công ty kinh doanh sản phầm may mặc kết hợp với công ty dệt. Từ đó, nâng cao chuỗi cung ứng, hạn chế đối thủ cạnh tranh có nguồn cung.
✅ Hình thức M&A kết hợp
Hình thức kết hợp này hình thành các doanh nghiệp và tập đoàn lớn. Nó diễn ra giữa các công ty có cùng một nhóm khách hàng hoặc cùng một lĩnh vực nào đó nhưng sản phẩm lại không giống nhau. Những sản phẩm này có thể hỗ trợ cho nhau và cùng nhau chăm sóc các khách hàng của mình. Từ đó, nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.
Ví dụ: Những công ty sản quất quần áo M&A với công ty giày dép, mũ nón. Nhóm ngành này có cùng phân khúc khách hàng để phục vụ cho những người có nhu cầu. Từ đó có thể tăng và tối ưu lợi nhuận.
6️⃣ 10 thương vụ M&A nổi tiếng tại Việt Nam
- ThaiBev – Sabeco: Thaibev là một doanh nghiệp nước giải khát nhất nhì tại Thái Lan và Sabeco là tổng công ty Bia- Rượu- Nước ngọt tại Sài Gòn. Đây là thương vụ M&A lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất bia tại châu Á khi Thaibev mua lại 53,595 cổ phần của Sabeco với giá 4,8 tỷ USD.
- GIC Private Limited – Vinhomes: GIC Private Limited đã hoàn thành thương vụ M&A để mua lại Vinhomes với giá 1,3 tỷ USD.
- Central group – Big C: Central Group đã thực hiện thương vụ mua lại Big C Việt Nam vào năm 2016 với giá 1,14 tỷ USD. Không chỉ vậy, Central Group còn khẳng định được sức mạnh của mình khi mua lại thương hiệu điện máy Nguyễn Kim.
- SK Group và Vingroup: SK Group – SK South East Asia đã mạnh tay chỉ 1 tỷ USD để mua lại 6,1% cổ phần Vingroup vào năm 2019.
- Vinacapital – khách sạn Hilton Opera Hà Nội: Với giao dịch 43 triệu USD, Vinacapital đã mua lại 70& cổ phần của Hilton Opera Hà Nội.
- Mường Thanh – CTCP Du lịch Dầu khí Phương Đông: Ông Lê Thanh Thản- chủ tập đoàn Mường Thanh đã mua lại gần 50% cổ phần của công ty Dầu khí phương Đông để sở hữu khách sạn với quy mô 120 phòng này.
- Hanel – Daewoo Hà Nội: Khách sạn Daewoo Hà Nội đã được nhà đầu tư Hàn QUốc- Hanel mua lại 70% với giá trị không được tiết lộ cụ thể.
- Singha – Masan Consumer và Masan Brewery: Cuối năm 2015, Masan đã ký hợp tác với tập đoàn Masan Thái Lan, giá trị của thương vụ này lên tới 1,1 tỷ USD.
- Sovico Group – Furama: Sovico đã mua lại 5 khách sạn 5 sao của Furama, đồng thời góp vốn để có thể sở hữu được thương hiệu khách sạn 5 sao Furama.
- CTCP Du lịch Thiên Minh – Victoria: Chuỗi khách sạn nghỉ dưỡng Victoria đã được công ty du lịch Thiên Minh mua lại với sự hỗ trợ của cổ đông lớn là IFC.
7️⃣ Kết luận M&A là gì
Những thương vụ mua bán và sáp nhập hiện nay xuất hiện khá phổ biến trên thị trường doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin mà Hãy Đầu Tư cung cấp ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về thương vụ M&A là gì, đồng thời giải đáp được những thắc mắc về thương vụ này.
Bài viết của Hãy Đầu Tư thuộc chuyên mục Tin Tức & Kiến Thức và tham khảo từ:
- vi.wikipedia.org – Mua bán và sáp nhập – 24/08/2022
- finhay.com.vn – M&A là gì? 10 Thương vụ M&A nổi tiếng tại Việt Nam – 24/08/2022