FED tăng lãi suất là gì? Nó có ảnh hưởng TO LỚN thế nào tới thị trường tài chính? Hãy Đầu Tư đã tìm hiểu và giải đáp chi tiết trong bài viết này cho bạn.
1️⃣ FED là gì?
FED là cụm từ viết tắt từ tên tiếng anh đầy đủ Federal Reserve System. Tại Việt Nam, nhiều lão làng tài chính còn biết đến tổ chức này với tên gọi là Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ hay Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ.
Tổ chức này được thành lập vào ngày 23/12/1913 cho tới nay. Sự ra đời của tổ chức này được công nhận bởi chữ ký của tổng thống Woodrow Wilson và theo đạo luật “Federal Reserve Act”.
FED có nhiệm vụ duy trì tình hình tiền tệ ổn định và an toàn cho toàn nước Mỹ. Tổ chức này cũng là đơn vị duy nhất phản ứng với những khủng hoảng tài chính, đặc biệt có tác dụng vào năm 1907.
Hiện nay, FED đang có 12 Ngân hàng dự liên bang cho từng khu vực của Hoa Kỳ. Tổ chức này hoạt động riêng biệt và không bị phụ thuộc vào chính phủ Hoa Kỳ. Họ là đơn vị duy nhất được quyền in đô la Mỹ. Nên mọi thay đổi về lãi suất của FED đều ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường.
Những “tay chơi” chứng khoán hay tiền số của nước ta đều phải thường xuyên tìm hiểu và ngóng chờ tình hình FED họp tăng lãi suất. Từ đó, họ mới có những bước đầu tư tiếp theo cho phù hợp.
✅ Lịch sử ra đời của FED
Trước khi Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ được thành lập thì Mỹ là một cường quốc tài chính cực kỳ lớn mạnh. tuy nhiên họ không có Ngân hàng Trung ương. Năm 1910, vì lo sợ những khủng hoảng tài chính kinh tế sắp tới mà giới tinh hoa của nước Mỹ cho rằng phải thay đổi để tạo ra ngân hàng quốc gia.
Mặc dù ở Mỹ có hai Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ tồn tại tách biệt trong nhiều lĩnh vực nhưng vấn đề tài chính thì họ lại thống nhất. Cả hai tin rằng hệ thống tài chính hiện tại chưa linh hoạt và có khả năng không đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế Mỹ.
Thượng nghị sĩ Nelson Aldrich của Đảng Cộng hòa tuyên bố nên ủng hộ việc ngân hàng này ra đời dưới sự bảo vệ của một đơn vị ngân hàng tư nhân khác tại phố Wall. Mục đích nhầm có thể mở rộng tiền tệ khi cần thiết.
Tuy nhiên Đảng Dân chủ lại không hoàn toàn tin cậy vào những ông chủ Washington, D.C. nên ủng hộ có một hệ thống ngân hàng kiểm soát. Hệ thống này sẽ phối hợp mọi bên gồm các chuyên gia tài chính, giám đốc ngân hàng tư nhân, cá nhân có thẩm quyền, những người bảo vệ quyền lợi công dân cũng sẽ tham gia.
Sau những tranh cãi nảy lửa thì tháng 11 năm 1931, Đạo luật Dự trữ liên bang chính thức ra đời bởi ý tưởng của ông Aldrich Plan. Paul Warburg cùng nhiều chuyên gia khác được chỉ định để dẫn dắt hệ thống còn khá mới mẻ này.
Mãi đến 1915 thì FED mới hoàn toàn hoạt động trơn tru. Họ đã có nhiều nỗ lực khắc phục tài chính trong chiến tranh của Mỹ ở Chiến tranh thế giới thứ nhất.
✅ Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng là điều mà rất nhiều người quan tâm tới. Hệ thống này có tổ chức bao gồm những thành phần chính như sau:
Hội đồng Thống đốc
Hội đồng Thống đốc là một bộ phận vô cùng quan trọng trong FED, gồm có 7 thành viên hoạt động theo cơ chế dân chủ. Các thành viên của họ hoạt động độc lập và không bị ảnh hưởng bởi cơ quan lập pháp hay hành pháp.
Hội đồng Thống đốc có nhiệm kỳ 14 năm và do Tổng thống Mỹ chỉ định những nhân sự này. Theo định kỳ, họ phải gửi các báo cáo đầy đủ cho Quốc hội.
Tất cả 7 thành viên chỉ được rời chức vụ khi mãn hạn theo luật, họ cũng chịu trách nhiệm tạo ra và thi hành những chính sách tiền tệ của quốc gia. Bộ phận này giám sát quá trình hoạt động của 12 ngân hàng liêng bang và hệ thống ngân hàng Mỹ nói chung.
Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang (FOMC)
Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang viết tắt là FOMC cũng gồm có 7 thành viên Hội đồng thống đốc bên trên. Ngoài ra, còn có 5 chủ tịch ngân hàng khác để thực hiện các nghiệp vụ tài chính trên thị trường mở.
Các ngân hàng của FED
Những ngân hàng liên bang của FED gồm có 12 ngân hàng dự trữ liên bang cho khu vực Hoa Kỳ. Những ngân hàng này thường được đặt tại các thành phố lớn của nước Mỹ như New York, Boston, Chicago, Dallas, San Francisco,… Ngoài ra, Cơ cấu tổ chức này còn các ngân hàng thành viên khác.
Có thể bạn quan tâm: Nghề môi giới bất động sản
2️⃣ Cục dự trữ liên bang Mỹ có nhiệm vụ gì?
Theo thời gian thành lập cho đến nay, FED có nhiều thay đổi nhiệm vụ. Các vai trò của họ đã được nêu khá rõ ràng ở trong Đạo luật Dự trữ Liên bang. Đạo luật này được sửa đổi vào năm 1977 và có những nhiệm vụ chủ yếu là:
Tổ chức này sẽ thực thi những chính sách tiền tệ Mỹ bằng việc tạo thêm việc làm cho người dân. Ngoài ra phải ổn định giá cả, điều chỉnh lãi suất dài hạn phù hợp theo tình hình tài chính và chính trị của quốc gia.
Tiến hành mọi biện pháp nhằm duy trì nền kinh tế ổn định và kiểm soát trước các rủi ro của thị trường tài chính. Chẳng hạn: bình ổn giá cả mọi sản phẩm, dịch vụ nào đó trên thị trường nhằm kích cầu tăng trưởng kinh tế.
Thường xuyên giám sát những ngân hàng liên quan và đảm bảo hệ thống an ninh tài chính. Đảm bảo quyền sử dụng tín dụng cho người dân phù hợp và vững vàng.
Cung cấp những dịch vụ về tài chính cho những đơn vị và tổ chức có pháp lý ở nước ngoài. Kết hợp cùng những tổ chức quản lý tài sản với chính phủ Hoa Kỳ. FED có vai trò hết sức quan trọng trong việc chi trả tài chính cho quốc gia.
3️⃣ FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào tới nền kinh tế?
FED quyền lực như thế nào? FED tăng lãi suất là nỗi lo lắng của nhiều người chơi tài chính. Mọi thay đổi về tình hình tài chính trên thế giới đều có một phần ảnh hưởng từ FED.
Trên tờ dollar Mỹ có dòng “Tiền của Cục dự trữ liên bang” cũng đủ để nói rằng họ đang là người kiểm soát nguồn tiền có sức mạnh lớn nhất trên thế giới. Hay Đầu Tư sẽ giúp bạn hiểu rõ những tác động của việc FED tăng lãi suất ảnh hưởng tới kinh tế thế giới và Việt Nam như thế nào?
✅ Ảnh hưởng tới kinh tế thế giới
FED tăng lãi suất 2022 vào ngày 22 tháng 7 nhằm kiểm soát lạm phát mà không tạo ra những cuộc dịch chuyển của vòng vốn ra khỏi quốc gia này như thời gian trước đây. Dù là tính hiệu tích cực hay tiêu cực thì cũng có những ảnh hưởng không nhỏ dưới đây:
Nguy cơ đình lạm
Về thời gian ngắn hạn, mức tăng lãi suất của fed sẽ còn thay đổi cho tới cuối năm. Tình trạng này làm cho quá trình hồi phục kinh tế sau đại dịch Covid bị kém hơn. Nguyên nhân là do nhiều người thắt chặt chi tiêu, giảm đầu tư vào những thị trường tài chính đầy may rủi.
Một số chuyên gia cũng nhận thấy có nhiều biến động về lãi suất trái phiếu Mỹ và kỳ hạng 2, 3, 5 sẽ có khuynh hướng bị hội tụ. Nghĩa là lãi suất dài hạn bằng lãi suất ngắn và trung hạn). Vì vậy, nhiều chuyên gia tài chính tin rằng đó là dấu hiệu chủ yếu cho thấy kinh tế Mỹ sắp bị suy thoái trong tương lai.
Hiện tại, tổ chức này đang dùng mọi biện pháp để truyền thông về vấn để mức tăng 75 điểm này bất thường nhưng có tính thời điểm. Họ cũng nói rằng sẽ không có hành động nào nâng điểm lên như vừa rồi. Điều này cho thấy, FED lo ngại nhiều về nguy cơ kinh tế sẽ bị trì trệ hơn khi lạm phát tăng cao.
Tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu
Tăng lãi suất FED sẽ khiến tỷ giá đô la cũng tăng so. Từ đó những đồng nội tệ khác cũng tăng khiến cho việc xuất khẩu thuận lợi hơn. Điểm trừ là nó sẽ khiến cho việc nhập khẩu khó khăn hơn. Các quốc gia nhập khẩu có áp lực lạm phát mới.
Kinh tế Mỹ tăng chậm
Hiện tại, dự báo lãi suất ở Mỹ sẽ tiếp tục tăng khiến chi phí vốn và trả nợ của nhiều doanh nghiệp hay gia đình cũng tăng cao. Từ đó mà kinh tế Mỹ tăng chậm lại. Nhưng mức tăng lãi suất này sẽ ổn định hơn nếu như lạm phát được quốc gia này kiểm soát.
Ngoài ra, nếu họ giảm mức thất nghiệp còn 3,5% như trước đại dịch Covid 19 cũng góp phần làm mọi thứ trở thành bình thường.
Thị trường tài chính biến động
Khi lãi suất tăng cao khiến cho toàn bộ thị trường tài chính thay đổi. Nhiều biến động đã xảy ra trong đó có việc dịch chuyển vốn đầu tư gián tiếp.
Những nhà đầu tư sẽ tìm những phương thức an toàn hơn, chuyển danh mục đầu tư quay về Mỹ và một số quốc gia an toàn. Vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài cũng bị tác động nên nhiều nhà đầu tư càng ngày càng lo ngại rủi ro nhiều hơn.
✅ Ảnh hưởng kinh tế Việt Nam
FED tăng lãi suất ảnh hưởng đến Việt Nam khá rõ rệt nhưng mức độ ít hơn so với những cường quốc mới nổi khác. Những điểm ảnh hưởng chính của họ đến nền kinh tế nước ta là:
- Các hoạt động thương mại bị tăng chậm khi nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi. Những ngân hàng có xu hướng tăng lãi suất làm cho phí vay nợ của người vay tiền.
- Các nhu cầu hàng hóa và dịch vụ giảm nên ảnh hưởng tới sự phục hồi kinh tế nước ta.
- FED tăng làm đồng USD tăng cao hơn các đồng tiền khác và ngược lại. Vì vậy, tổ chức này có sức ép rất lớn đến tiền tệ nước ta.
- Mặt bằng lãi suất ở trong nước sẽ tăng lên nên chi phí vay vốn và trả nợ theo tiền USD sẽ tăng liên tục. Mức lãi suất huy động cũng có nhiều áp lực phải tăng giá.
4️⃣ Những câu hỏi liên quan tới FED
✅ FED chịu kiểm soát bởi ai?
FED là tổ chức hiếm hoi trên thế giới không chịu sự kiểm soát nào từ chính phủ. Họ đóng vai trò độc lập và vẫn chịu trách nhiệm bởi cơ quan Hành Pháp.
✅ FED tăng lãi suất thì vàng tăng hay giảm?
FED tăng lãi suất thì giá vàng cũng bị ảnh hưởng ngay lập tức và tăng mạnh hơn. Theo ông Đinh Trọng Thịnh – chuyên gia kinh tế đã chia sẻ nếu FED nâng lãi suất cũng làm cho đồng USD bị tăng giá và giá vàng có giảm.
Nhưng với tình hình lạm phát cao ở nhiều quốc gia thì giá vàng sẽ không giảm mà còn tăng cao hơn. Nguyên nhân là do USD tăng vì khủng hoảng kinh tế nên trong thời kỳ khó khăn này vàng tăng vì nó là phương án dự trữ tài sản an toàn nhất hiện nay.
Về tình hình giá vàng, rất khó để có thể dự đoán được sự biến động của nó. Đây cũng là tài sản tiềm năng và có giá cực sốc vì sẽ có nguy cơ thiếu hụt nguồn cung.
✅ FED tăng lãi suất ngành nào hưởng lợi?
Khi thị trường tăng nhanh thì dòng tiền không còn rẻ nữa mà sẽ có nhiều lão làng thận trọng hơn. Tuy nhiên, cơ hội dành cho những ai chơi cổ phiếu vẫn có vì doanh nghiệp có nhiều tiền mặt sẽ được hưởng lợi.
Ví dụ, lãi suất tăng là tính hiệu tốt cho các cổ phiếu của ngành bảo hiểm. Thu nhập của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm thường đến từ việc đầu tư trái phiếu, lãi suất gửi ngân hàng.
Ngoài ra, nhóm ngành bất động sản của khu công nghiệp (BĐS KCN) cũng có nhiều lợi thế từ doanh thu ngắn hạn hay dài hạn từ những khách hàng lớn nhỏ. Dòng tiền về cho các đơn vị này khá đều đặn và không cần phải vay nợ nhiều.
✅ Khi nào FED tăng lãi suất? Tại sao fed tăng lãi suất?
Tổ chức này tăng lãi suất vì mục đích của quốc gia họ. Từ đó đáp ứng nhu cầu thị trường của Hoa Kỳ, tạo thêm việc làm và bình ổn giá cả. Những nguyên nhân khiến họ tăng giá chủ yếu là:
- Nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh so với các quốc gia khác nên tăng lãi suất để kiểm soát và kích thích kinh tế trên toàn cầu.
- Định hướng người tiêu dùng đầu tư vào nhiều tài sản khác giúp cho dòng tiền vận động tốt hơn.
- Mức lãi suất thời điểm đó vẫn còn thấp.
✅ Lãi suất của FED hiện nay?
Năm 2022, FED nâng cơ bản lên 0.25% chỉ sau 4 năm lãi suất dừng lại ở mức gần 0%. Ngày 4 tháng 5 năm 2022, FED lại tiếp tục nâng lãi suất tới 0,5%. Từ đó hiện tại, lãi suất tham chiếu của nước Mỹ lên tới 0,75-1%.
Ngày 15 tháng 6 năm 2022, họ nâng thêm lãi suất lên 0,75%. Đây cũng là mức tăng cao nhất từ năm 1994 cho tới nay. Vì vậy lãi suất tham chiếu hiện nay tăng khoảng 1,5-1,75%.
✅ FED có tăng lãi suất không?
Rất nhiều người trên toàn thế giới đều hỏi câu hỏi này. Theo như dự báo lãi suất sẽ tăng lên tới 3,4% cuối năm nay. Đến năm 2023 thì tăng lên tới 3,8%.
Trên đây là những thông tin về FED tăng lãi suất là gì? của Hãy Đầu Tư. Hãy theo dõi thêm nhiều bài viết chất lượng tại chuyên mục Tin Tức và Kiến Thức Tổng Hợp của chúng tôi nhé!
Nguồn tài liệu được Hãy Đầu Tư tham khảo từ:
- vi.wikipedia.org – Cục Dự trữ Liên bang (Hoa Kỳ) – 02/08/2022
- finhay.com.vn – FED là gì? Tại sao FED có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới? – 02/08/2022
- luatminhkhue.vn – FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng gì đến thị trường chứng khoán? – 02/08/2022