Thị thực là gì? Thị thực nhập cảnh là gì vẫn đang là những câu hỏi mà rất nhiều người còn mơ hồ. Vì vậy, Hãy Đầu Tư sẽ chia sẻ những kiến thức về visa thị thực kỹ càng hơn cho những ai đang quan tâm tới chủ đề thị thực định cư trong bài viết sau đây.
1️⃣ Thị thực là gì?
Thị thực là gì đã được pháp luật Việt Nam quy định rất rõ ràng trong luật nhập cảnh, quá cảnh, xuất cảnh hay cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam vào năm 2014. Đây là loại giấy tờ sẽ được những cơ quan có thẩm quyền của nước ta cấp phép cho những người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Trong tiếng Anh, thị thực được dịch dang là visa và sử dụng nhiều hơn do nhiều gọi bằng cái tên này ngày càng nhiều. Cũng tương tự như những thế những quốc gia khác cũng có thị thực xuất nhập cảnh để xác nhận rõ ràng một người nào đó có được nhập cảnh hay xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực hay không.
Theo điều 1, khoản 2 của Luật nhập cảnh và xuất cảnh, lưu trú của người nước ngoài tại Việt Nam vào năm 2019 có quy định thị thực được cấp vào hộ chiếu. Nó có thể cấp rời hoặc cấp qua hệ thống giao dịch điện tử. Những thị thực được cấp qua hệ thống giao dịch điện tử thì gọi là thị thực điện tử.
Thị thực nhập cảnh Việt Nam này sẽ có giá trị 1 lần hoặc nhiều lần. Tuy nhiên, thị thực điện tử chỉ có giá trị 1 lần mà thôi.
2️⃣ Thị thực sử dụng khác mục đích được không?
Hiện nay, theo luật quy định thị thực không thể chuyển đổi mục đích trừ những trường hợp như là:
- Bạn có giấy tờ chứng minh rằng mình là nhà đầu tư hay người đại diện cho tổ chức nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam theo như pháp luật nước ta quy định.
- Bạn có giấy tờ chứng minh có quan hệ với người là con, cha, mẹ, vợ, chồng, cá nhân mời, người bão lãnh.
- Bạn có thể chứng minh được mình đã được tổ chức mời, cơ quan, công ty bảo lãnh bạn vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc có xác nhận thuộc diện cấp giấy phép theo những quy định của luật lao động.
- Khi nhập cảnh bằng thị thực điện tử đồng thời có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo những quy định của pháp luật về luật lao động.
3️⃣ Có những loại thị thực nào?
Theo như điều 8 của cùng bộ luật trên thì hiện nay có tới 27 loại thị thực với ký hiệu có trong luật lệ nhà nước Việt Nam là:
- NG1: là thị thực cấp cho thành viên thuộc đoàn khách mời của thành phần cấp cao của nhà nước như Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Tổng bí thư,…
- NG2: là thị thực cấp cho thành viên thuộc đoàn khách mời Phó chủ tịch nước, Phó thủ tướng chính phủ, Bí thư thành ủy, Chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh thành phố thuộc trung ương,…
- NG3: là visa cấp cho những người thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ. Với các thành viên đi cùng là vợ, chồng, con dưới 18 tưởi, người giúp việc cũng có thể cấp mã này đi theo cùng nhiệm kỳ.
- NG4: thị thực cấp cho những ai làm việc với cơ quan đại diện bộ ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan hay tổ chức quốc tế thuộc liên hợp quốc,… cùng vợ con, chồng con dưới 18 tuổi,…
- LV1: là thị thực dành người làm việc với những cơ quan ban ngành thuộc đơn vị trung ương Đảng, Quốc Hội, Ủy ban mặt trận, Chính phủ, Viện kiểm sát,…
- LV2: là thị thực cấp cho những ai làm cho những tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, phòng thương mại và công nghiệp nước ta.
- LS: cấp cho đoàn luật sư nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- ĐT1: là visa cấp cho những nhà đầu tư hay đại diện tổ chức đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có vốn giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên. Hoặc cũng có thể đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư ở địa bàn do chính phủ quyết định.
- ĐT2: là visa cấp cho những nhà đầu tư hay đại diện tổ chức đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có vốn giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên. Hoặc cũng có thể đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư ở địa bàn do chính phủ quyết định.
- ĐT3: là visa cấp cho những nhà đầu tư hay đại diện tổ chức đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có vốn giá trị từ 3 tỷ tới dưới 50 tỷ đồng. Hoặc cũng có thể đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư ở địa bàn do chính phủ quyết định.
- ĐT4: thị thực cấp cho người nước ngoài ở Việt Nam và là người đại diện các tổ chức nước ngoài đầu tư ở Việt Nam với mức vốn giá trị dưới 3 tỷ đồng.
- DN1: dành cho người nước ngoài làm việc với đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân ở nước ta theo quy luật của pháp luật quy định.
- DN2: dành cho người nước goài vào nước ta chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại hay những hoạt động khác theo điều lệ của quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- NN1: dành cho những người là trường phòng đại diện hay dự án của một tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài tại nước ta.
- NN2: dành cho những ai đứng đầu văn phòng đại diện hay chi nhánh của thương nhân là người nước ngoài, văn phòng đại diện, tổ chức văn hóa, kinh tế, chuyên môn khác của nước ngoài.
- NN3: dành cho người làm việc với tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân ở nước ngoài , những văn phòng đại diện kinh doanh văn hóa và tổ chức kinh tế có chuyên môn khác của nước ta ở Việt Nam.
- DH: dành riêng cho người học tập và thực tập.
- HN: dành cho người tới dự hội nghị và hội thảo.
- PV1: dành cho người là phóng viên, thuộc cơ quan báo chí thường trú tại Việt Nam.
- PV2: dành cho người là phóng viên, thuộc cơ quan báo chí tại Việt Nam nhưng hoạt động ngắn hạn.
- LĐ1: sẽ cấp cho những ai làm việc tại nước ta nhưng không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Ngoại trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước ta làm thành viên có quy định khá.
- LĐ2: dành cho người nước ngoài làm việc tại nước ta và có giấy phép lao động.
- DL: dành cho những người dùng trong thị thực trong du lịch.
- TT: dành cho những người là người nước ngoài và là vợ, chồng, con nhưng dưới 18 tuổi của những thị thự mang ký hiệu là LV1, LV2, LĐ1, LĐ2, LS, NN1, NN2, ĐT1, ĐT2, ĐT3, DH, PV1.
- VR: dành cho những người tới Việt Nam thăm người thân hoặc đi với mục đích khác có trình bày khi làm thị thực.
- SQ: dành cho những trường hợp có quy định ở điều 17 khoản 3 của bộ luật này.
- EV: là mã thị thực điện tử.
4️⃣ Đối tượng nào được miễn thị thực Việt Nam
Hiện nay, miễn thị thực vào Việt Nam là khi người nước ngoài đến nước ta nhưng không cần xin thị thực hay xin visa. Nếu như bạn không phải trường hợp miễn thị thực thì bắt buộc phải xin visa khi vào Việt Nam. Tương tự những quốc gia khác cũng vậy.
Hiện nay, những trường hợp miễn thị thực là:
- Có sử dụng thể tạm trú hay thường trú theo quy định của bộ luật này.
- Theo những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Người vào khu kinh tế cửa khẩu hay đơn vị hành chính và kinh tế có phần đặc biệt.
- Những khu kinh tế phía ven biển do chính phủ quy định sẽ đáp ứng được những điều kiện như là có sân bay quốc tế, có không gian riêng, cách biệt với đất liền. Nó cũng phải phù hợp với những chính sách và không làm hại đến an ninh quốc phòng, an toàn xã hội của Việt Nam.
5️⃣ Thị thực Mỹ
Xin thị thực định cư Mỹ gồm những quy định theo yêu cầu mà một công dân ở nước ngoài có nhu cầu muốn vào Hoa Kỳ phải đáp ứng được. Thông thường du khách đến Hoa Kỳ sẽ được cấp thị thực nhập cảnh tại những cơ quan ngoại giao của nước này trừ khi họ tới từ những nước được miễn thị thực
Hiện nay, thị thực Hoa Kỳ được miễn cho những người đến từ các quốc gia như sau:
- Công dân từ những nước Hiệp ước Liên kết Tự do: những quần đảo Marshall và Palau, Liên bang Micronesia.
- Công dân từ Canada gồm những người nộp đơn theo tình trạng TN ở biên giới.
- Công dân của những quốc gia như Quần đảo Virgin thuộc Anh, Bahamas, Bermuda, quần đảo Cayman và Turks và Caicos theo như điều kiện nhất định.
- Những người có mẫu đơn I-512.
6️⃣ Thị thực Úc
Thị thực Úc sẽ liên quan tới những yêu cầu mà người nước ngoài mong muốn vào Úc để xin thị thực. Đó có thể là giấy phép du lịch, giấy nhập cảnh hay thị thực định cư Úc. Những quy tắc định cư đã được đưa ra ở trong Luật di cư và nhập cư 1958 được tạo ra bởi Cục nhập cư và bảo vệ Biên giới.
7️⃣ FAQ về thị thực
Thị thực và hộ chiếu có khác nhau không?
Có, thị thực và hộ chiếu hoàn toàn khác nhau. Theo như luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam ra năm 2019 đã có những quy định cụ thể. Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của nhà nước và do cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho công dân nước đó có thể sử dụng để xuất nhập cảnh, chứng minh nhân thân và quốc tịch.
Thị thực tiếng anh là gì ?
Thị thực tiếng anh là visa.
Thị thực điện tử là gì ?
Thị thực điện tử là thị thực do Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ cấp cho những người nước ngoài đến một quốc gia thông qua giao dịch điện tử. Những thị thực này có giá trị 1 lần và không được quá 30 ngày.
Thị thực và visa có giống nhau không?
Có, Visa và thị thực là giống nhau.
Gia hạn thị thực Mỹ được không?
Được, khi có đủ điều kiện bạn có thể xin visa thị thực Mỹ gia hạng mà không cần phỏng vấn. Những điều kiện khi xin gia hạn khi bạn là công dân Việt Nam đã có xác nhận về cư trú của mình ở Việt Nam:
- Hiện đang ở tại Việt Nam
- Sở hữu visa không theo định cư của Hoa Kỳ với ký hiệu là B1/B2 còn hiệu lực hay hết hạng trong 12 tháng. Nếu quá thời hạn thì phải xin cấp thị thực mới và phỏng vấn lại.
- Không bị từ chối cấp visa trong lần phỏng vấn cuối cùng.
- Đáp ứng theo những yêu cầu ở trong lý lịch và an ninh.
Trên đây là những thông tin chi tiết về thị thực là gì và những thông tin chi tiết khi xin thị thực Mỹ, Úc,… Theo dõi nhiều bài viết của Hãy Đầu Tư để hiểu hơn về các thông tin Định Cư ở các quốc gia nhé!
Nội dung bài viết được tham khảo từ:
- luatvietnam.vn – Thị thực là gì? Toàn bộ quy định cần biết về thị thực (visa) – 17/10/2022
- vi.wikipedia.org – Chính sách thị thực của Hoa Kỳ – 17/10/2022