Chỉ số NIM ngân hàng là gì đang được sử dụng rộng rãi trong giới đầu tư vào các tổ chức tài chính. Hãy Đầu Tư sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hệ số nim, cách tính, ý nghĩa của nó trong bài viết này.
1️⃣ Chỉ số NIM là gì?
Chỉ số NIM là chữ viết tắt từ cụm từ tiếng anh Net Interest Margin. Một số người còn quen gọi là biên lãi ròng cho phép so sánh thu nhập lãi ròng của các tổ chức tài chính được tạo ra bởi những sản phẩm tín dụng có lãi suất chi trả cho khoản tiền chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm,…
Chỉ số này sẽ được biểu diễn dưới dạng % và kết quả cuối chỉ ước tính khả năng chứ không phải là một con số chính xác 100%. Vì thế, qua những số liệu này, nhà đầu tư sẽ có thêm tiêu chí đánh giá và quyết định mình có nên đầu tư vào công ty hay tổ chức đó hay không.
✅ Hệ số NIM bao nhiêu là tốt?
Sau khi đã tìm hiểu hệ số nim là gì câu hỏi mà nhiều nhà đâu tư thắc mắc chính là con số này bao nhiêu mới tốt. Hãy Đầu Tư sẽ giải thích cụ thể là:
- Nếu NIM dương: Công ty đó đang hoạt động có lãi và khoản thu từ cho vay sẽ cao hơn lãi phải chi trả cho khoản tiền gửi.
- Nếu NIM âm: Công ty có hoạt động đầu tư không hiệu quả.
✅ Chỉ số NIM ngân hàng là gì ?
Chỉ số NIM ngân hàng là gì được nhiều người cực kỳ quan tâm trong thời gian qua. Tương tự như con số NIM thông thường thì nó cũng sẽ phản ánh số tiền mà ngân hàng thu nhận được từ lãi của những khoản tiền cho vat với số tiền ngân hàng đó đang trả lãi cho tiền mà khách hàng gửi vào. Vì thế, con số này đánh giá khả năng sinh lời, tăng trưởng của chính ngân hàng đó.
Xem thêm: Chỉ số ROIC là gì? Các bộ phận cấu thành chỉ số
✅ Công thích tính số NIM
Vậy cách tính NIM ngân hàng là gì ? Công thức tính hệ số NIM chi tiết như sau:
NIM = (Thu nhập lãi thuần/Tổng tài sản sinh lời từ lãi bình quân)*100
Giải thích công thức như sau:
- Thu nhập lãi thuần: chính là Thu nhập lãi và những thu nhập tương tự TRỪ Chi phí lãi và các chi phí tương tự.
- Tổng tài sản sinh lời từ lãi bình quân: Tổng số tiền gửi ở tổ chức tài chính khác, tiền gửi ngân hàng chính phủ, tiền đầu tư, mua nợ hay cho khách hàng vay.
Thông thường chỉ số này sẽ được tính theo năm hoặc theo tổng 4 quý liên tục như sau:
- Theo năm: bạn sẽ tính tài sản sinh lãi là trung bình cộn của đầu năm và cuối năm.
- Theo x quý: tính tổng thu nhập lãi theo số quý mà bạn muốn thì tài sản sinh lãi là trung bình cộng của số x quý đó.
Để giúp nhà đầu tư hiểu rõ về chỉ số NIM thì Hãy Đầu Tư có ví dụ như sau:
Ví dụ 1:
Ngân hàng X đã cho vay 100 triệu đô la trong vòng 1 năm. Khoản cho vay này có lãi suất 5,5 triệu đô. Trong năm này, ngân hàng X cũng phải trả 2,5 triệu đô lãi suất cho những khoản tiền gửi của khách hàng. Vì vậy, số NIM của ngân hàng X là:
NIM = (5.5-2.5)/100 = 0.03 hoặc 3%
Ví dụ 2:
Theo báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng TCB vào năm 2020, ta có:
- Thu nhập lãi thuần là 18.751,21 tỷ đồng.
- Tổng tài sản sinh lãi từ bảng số liệu cân đối kế toán cùng năm là: 10.253,32 + 28.994,95 + 8.347,58 + 275.310,37 + 84.447,24 = 407.353,46 tỷ.
- Tính tương tự như trên với tài sản sinh lãi của TCB vào 2019 là: 3.192,26 + 47.990,24 + 10.041,57 + 227.885,28 + 66.054,6 = 355.163,92 tỷ.
- TÍnh trung bình cộng tài sản sinh lãi năm 2020 và 2019 ta có: (407.353,46 + 355.163,92)/2 = 381.258,69 tỷ.
=> Hệ số NIM của ngân hàng Tecombank năm 2020 = (18.751,21 : 381.258,69) = 4.9%
✅ Ý nghĩa của NIM
Nhờ vào chỉ số NIM thì nó giúp cho bạn đo lường một cách hiệu quả khả năng sinh lời của các tổ chức tài chính. Thông thường các nhà đầu tư thích số NIM dương hơn vì thu nhập từ cho vay sẽ cao hơn số tiền trả tiết kiệm khiến cho ngân hàng có lợi nhiều hơn. Nếu NIM âm thì lãi tiết kiệm cao hơn và ít cho vay thì ngân hàng sẽ không có lời nhiều.
Trường hợp biên lãi ròng cao hơn cũng không có nghĩa chắc ăn 100% lợi nhuận cao hơn vì nó còn phụ thuộc vào đơn vị này đang tập trung vào công cụ tài chính nào. Khi bạn thấy chỉ số này cao hơn thì thể hiện ngân hàng đang rất linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ tài chính và điều tiết tốt hoạt động kinh doanh của chính mình.
Nếu NIM bị âm thì các đơn vị này có thể khắc phục tình trạng bằng cách dùng vốn trả khoản nợ chưa được thanh toán (lãi của khoản tiết kiệm) hoặc chuyển nó vào những khoản đầu tư khác có lợi hơn.
2️⃣ Hệ số NIM của các ngân hàng hiện nay như thế nào?
Hệ số NIM của các ngân hàng trong nửa đầu năm 2022 vừa qua ghi nhận sự tăng trưởng tính dụng cực kỳ mạnh mẽ. Chính xác là tăng từ 15 – 16% so với cùng kỳ. Vì vậy, thu nhập lãi thuần theo đó cũng bị gia tăng một cách đáng kể. Nhưng vẫn có nhiều ngân hàng đang tăng lãi suất huy động của mình khiến cho chỉ số NIM bị thu hẹp.
Cụ thể, NIM của các ngân hàng ghi nhận được vào đầu năm 2022 như sau:
- TPBank có dấu hiệu giảm đi 6,8% so với quý IV năm 2021 xuống còn 6,4% trong quý đầu năm 2022.
- Bac A Bank cũng có dấu hiệu giảm giảm từ 2,9% còn 2,2%.
- Techcombank thì giảm nhẹ từ 6,9% xuống 6,5%.
- VPBank thì ngược lại tăng từ 9% lên 9,3%
- NCB tăng từ 4,5% lên 4,9%.
Nhiều nhà đầu tư đánh giá NIM vào nửa cuối 2022 sẽ có sự phân hóa không đều. Cụ thể là do sự chênh lệch tốc độ huy động vốn và khả năng tăng trưởng tín dụng của mỗi ngân hàng là khác nhau. Khi thu hẹp room tín dụng sẽ khiến thu nhập lãi thuần bị giảm, hệ số NIM giảm đi.
3️⃣ Yếu tố ảnh hưởng NIM ngân hàng là gì?
Có khá nhiều yếu tố làm ảnh hưởng chỉ số NIM trong ngân hàng và những tổ chức tài chính khác. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là yếu tố cung cầu, cụ thể là:
- Nhu cầu tiết kiệm lớn hơn vay thì biên lãi ròng giảm, ngân hàng trả lãi nhiều hơn số tiền lãi khi họ cho vay.
- Nếu như khách hàng có nhiều nhu cầu về các khoản vay hơn thì biên lãi ròng sẽ từ đó tăng lên.
Ngoài ra, những chính sách tiền tệ và quy định của nhà nước cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới lãi suất của NIM. Mức lãi suất ở thị trường hiện nay ảnh hưởng không nhỏ tới các quyết định gửi đầu tư tiết kiệm ở các ngân hàng. Cụ thể như
- Nếu lãi thấp, người tiêu dùng sẽ đi vay tiền nhiều hơn và từ đó NIM cao hơn.
- Nếu lãi cao thì khoản vay đắt hơn, nhiều người lựa chọn gửi tiết kiệm hơn thì NIM sẽ thấp.
Hãy Đầu Tư nhận thấy NIM ngân hàng là gì không phản ánh chính xác công ty có hoạt động tốt hay xấu. Người đầu tư cần linh hoạt kết hợp nhiều chỉ số khác như CIR, CASA để có cái nhìn toàn diện. Bài viết này thuộc chuyên mục Chứng Khoán, hãy theo dõi để cập nhật thuật ngữ và các cách đầu tư mới nhất hiện nay nhé!
Bài viết được tổng hợp từ:
- nhaphodongnai.com – Hệ Số NIM Ngân Hàng Là Gì? Cách Tính Hệ Số NIM Ngân Hàng – 31/08/2022
- finhay.com.vn – Chỉ số NIM là gì? Ý nghĩa của NIM trong ngân hàng – 31/08/2022
- dnse.com.vn – NIM là gì? Ý nghĩa của hệ số NIM trong ngân hàng – 31/08/2022