Dư mua dư bán là gì? Cách xem dư mua dư bán chứng khoán sẽ được Hãy Đầu Tư hướng dẫn bạn thông qua bài viết này.
1️⃣ Dư mua dư bán là gì?
Dư mua dư bán là gì chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Bạn cần tìm hiểu rõ dư mua và dư bán, nhằm đọc hiểu bảng giá lĩnh vực chứng khoán, tiến hành những giao dịch tài chính phù hợp, không bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt để tăng thu nhập.
✅ Dư mua là gì?
Dư mua là khi cổ phiếu đã được đặt mua nhưng hiện không có người nào lệnh bán ra. Ở bảng giá chứng khoán, dư mua được định nghĩa như sau:
- Cột giá 1 và khối lượng 1 mang nghĩa: Giá ở cột 1 là giá được mua cao nhất, tương đương với khối lượng vào thời điểm hiện tại.
- Cột giá 2 và khối lượng 2 có ý nghĩa: Giá đã mua cao thứ 2, chỉ đứng sau giá cột 1 so với khối lượng tương tự mua được ở cột 2.
- Cột giá 3 và khối lượng 3 có nghĩa là giá đăng ký mua cao thứ 3, chỉ sau giá cột 2 và cột 1, với khối lượng mua cũng tương đương ở cột 3.
- Bên cạnh 3 mức giá trên thì sẽ có mức giá mua khác thấp hơn nữa nếu không gặp được bên bán thích hợp và lượng cổ phiếu này sẽ phải niêm yết ở cột dư mua.
Có thể bạn cần: Lệnh ATO là gì? Lệnh ATC là gì? Những lệnh quan trọng trong chứng khoán
✅ Dư bán là gì?
Cũng tương tự như dư mua thì dư bán là phản ánh số lượng cổ phiếu đang do người bán sở hữu nhưng không có giá mua và người mua hợp lý. Mức giá mua ở cột dư bán sẽ cao hơn giá ở 3 cột giá trên bảng giá chứng khoán.
✅ Ví dụ về dư mua dư bán là gì?
Cần biết cụ thể thông tin của dư mua dư bán là như thế nào, chúng ta hãy xem tiếp ví dụ trên bảng giá sau đây:
Cụ thể, chúng ta sẽ thử nhìn vào mã cổ phiếu BDB:
Với mức bán đang là giá 13.80 nhưng nhà đầu tư lại quyết định mua vào giá 11.40 vậy nên không có giao dịch nào được tiến hành với mã BDB tại thời điểm hiện nay (Cột Khớp lệnh không hiển thị lệnh khớp). Lúc này, tất cả số cổ phiếu chưa qua khớp lệnh sẽ được tính là dư (Với dư mua là 10 và dư bán là 10).
2️⃣ Ý nghĩa của dư mua dư bán là gì?
Thông số dư mua dư bán sẽ hiển thị trên bảng giá của 2 sàn HNX và Upcom. Bởi vì, 2 sàn trên đang áp dụng công nghệ mới để giúp người dùng nắm bắt thông tin thị trường nhanh và đầy đủ nhất.
Sau khi thị trường kết thúc, số cổ phiếu niêm yết ở cột dư mua và dư bán sẽ phản ánh lượng cổ phiếu thực đã chuyển nhượng của phiên trước đó. Vậy thì giá trị dư mua thể hiện điều gì? Dư bán lớn hơn dư mua thể hiện điều gì?
- Dư mua thể hiện: Nếu dư mua lớn thể hiện lượng cầu cao nhưng cung thấp thì giá trị cổ phiếu đang bị thị trường định giá thấp.
- Dư bán thể hiện: lượng cung sẽ nhiều hơn nhưng lượng cầu thấp. Nên giá trị cổ phiếu đang có định giá cao hơn so với kỳ vọng của nhà đầu tư.
- Dư mua cao hơn dư bán: Dấu hiệu cho biết nguồn cung thấp do cầu ngắn hạn. Dư mua cao thì khả năng giá cổ phiếu có thể sẽ tăng trong tương lai.
- Dư bán nhiều hơn dư mua: Điều này cho thấy nguồn cung cao hơn so với nhu cầu hiện tại trên thị trường. Dấu hiệu cũng cho thấy cổ phiếu đa dư thừa , nó cũng có thể sẽ giảm xuống trong thời gian tới.
Một mã cổ phiếu có dư mua và dư bán nhiều sẽ biểu hiện sự thiếu cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư cần thận trọng với mã cổ phiếu trên vì giá sẽ rất khó dự đoán và dễ bị thao túng.
3️⃣ Cách xem dư mua dư bán trên bảng chứng khoán
Ví dụ, bạn hãy quan sát mã ADC trong cột giá dưới đây. Mức giá chào cao nhất đang ở mức 25.000 trong khi nhà đầu tư lại muốn mua với mức giá 22.000.
Vậy là không có giao dịch nào được tiến hành với mã ADC tại thời điểm trên (cột Giá và Khối lượng không thể hiện số lệnh thành công) . Lúc này, tất cả lượng cổ phiếu chưa được khớp lệnh sẽ hiển thị ở cột Dư (với Dư mua là 70 và dư bán là 10) .
4️⃣ Nên làm gì khi dư bán lớn hơn dư mua và ngược lại?
Giá trị dư mua và dư bán sẽ là thông tin quan trọng, để nhà đầu tư lựa chọn mã cổ phiếu ở thời điểm hiện nay. Đặc biệt với nhà đầu tư chưa chuyên nghiệp, dư mua và dư bán sẽ giúp bạn xác định rõ từng mã cổ phiếu cũng như những cơ hội từ thị trường chứng khoán. Làm thế nào khi dư mua lớn hơn dư bán và ngược lại?
Như đã đề cập ở trên, dư mua nhiều hơn dư bán cho biết nhu cầu nhà đầu tư đối với mã cổ phiếu này đang cao. Người tham gia nên mua cổ phiếu vào để chờ giá lên nhằm thu lời.
Trái ngược lại nếu dư bán lớn hơn, cho biết nguồn cung củacổ phiếu này hiện đang khá lớn và cần phải xả hàng nhanh hơn. Nếu như bạn đang nắm giữ mã chứng khoán này thì cần phải xem xét lại thông tin đó để quyết định có nên bán ra hay không. Trương hợp như bạn đang muốn mua mã cổ phiếu này thì nên cân nhắc kỹ đến tính khả thi và giá thực tế có đang chính xác hay không.
Tuy nhiên, đây cũng là một phần những yếu tố để nhà đầu tư có được thông tin. Để đưa ra quyết định mua hay bán mã cổ phiếu đó, nhà đầu tư cũng cần căn cứ vào hiệu quả kinh doanh, tình hình quản trị của công ty và nhiều chỉ tiêu tài chính quan trọng.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ ràng về dư mua dư bán là gì và cần phải làm thế nào khi gặp tình huống cụ thể. Hãy Đầu Tư tin rằng bạn có thể hiểu rõ ràng về kiến thức này và áp dụng thành công vào việc đầu tư chứng khoán của mình.
Nội dung Hãy Đầu Tư đã tham khảo tại các nguồn:
- pinetree.vn – Dư mua dư bán là gì? – 12/01/2023
- finhay.com.vn – Dư mua dư bán là gì? Nên làm gì khi dư mua nhiều hơn dự bán? – 12/01/2023