Chỉ số S&P 500 rất thường xuyên được nhắc đến trong những hoạt động tài chính hay kinh doanh. Hãy Đầu Tư nhận thấy đây là kiến thức cực kỳ QUAN TRỌNG giúp bạn đầu tư thành công. Vì vậy, hãy đọc ngay bài viết này.
1️⃣ S&P 500 là gì?
S&P 500 Index là chỉ số rất phổ biến trong thị trường chứng khoán mà nhiều nhà đầu tư cần phải quan tâm. Chỉ số này có tên gọi tiếng Anh đầy đủ là Standard & Poor’s 500 Stock Index . Chỉ số này dựa trên cổ phiếu phổ thông từ 500 công ty đang có vốn hóa thị trường lớn nhất được niêm yết trên NASDAQ hoặc NYSE.
Chỉ số ra đời nhằm giúp cung cấp những thông tin tổng qun về sự chuyển động trong thị trường chứng khoán Mỹ cho các nhà đầu tư. Về tỷ lệ cổ phiếu hay loại cổ phiếu được sử dụng tính toán S&P 500 sẽ được quyết định bằng hãng S&P Dow Jones Indices. Vì thế chỉ số này khác với những chỉ số thị trường chứng khoán khác của Mỹ như chỉ số công nghiệp Dow Jones hoặc số Nasdaq Composite.
Với sự khách quan của mình, chỉ số S&P 500 được quan tâm nhất. Nhiều nhà đầu tư cho rằng nó là thước đo tốt nhất của thị trường Mỹ, chỉ số này khá quan trọng trong nền kinh tế chứng khoán Hoa Kỳ. Theo ủy ban nghiên cứu kinh tế quốc gia này xác nhận giá trị cổ phiếu phổ thông chính là nhân tố hàng đầu trong mỗi chu kỳ kinh tế.
Có thể bạn cần: Free float là gì? Tỷ lệ free float bao nhiều là tốt
✅ Yếu tố chọn cổ phiếu thành phần để tính S&P 500?
Nhiều người mới đầu tư cho rằng S&P 500 chỉ nghĩ tới các tập đoàn lớn hàng đầu thế giới như Facebook, Amazon, Apple, Microsoft, Alphabet (Google),… Nhưng thực tế, thành phần những cổ phiếu trong nhóm này là không hề cố định, nó sẽ được đánh giá định kỳ nhằm bỏ qua hoặc thêm những cổ phiếu mới phù hợp các tiêu chí đánh giá.
Hoạt động đánh giá thường tổ chức theo quý (nghĩa là tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng cuối năm). Một hội đồng sẽ cùng nhau đánh giá công ty này để xếp nó vào công ty có chỉ số theo nhóm S&P 500. Những yếu tố đánh giá như sau:
- Tính chất thanh khoản cực cao.
- Vốn hóa thị trường đang đạt theo mức quy định (mức có thể thay đổi theo mỗi năm).
- Trụ sở của các công ty này phải ở Mỹ.
- Các công ty kinh doanh những ngành chủ yếu như công nghiệp, y tế, công nghệ thông tin, hàng tiêu dùng, bất động sản, năng lượng, tài chính,…
- Thời gian niêm yết của giao dịch.
- Hiệu quả tài chính của công ty trong thời gian gần nhất.
- Nhóm ngành có dựa theo bộ tiêu chuẩn phân loại thế giới là GISC
- Đạt số lượng cổ phiếu giao dịch mỗi ngày theo quy định (con số này tính trong 6 tháng trước khi đi vào danh sách.
- Cổ phiếu phát hành cho mọi người phải có 50% là do công chúng nắm giữ.
✅ Xem chỉ số S&P 500 ở đâu?
Để xem các thông tin liên quan đến chỉ số S&P 500 futures, bạn có thể tham khảo trên các website hay ứng dụng cập nhật tin tức chứng khoán. 4 tháng đầu 2022, S&P 500 Index có khá nhiều biến động. Đầu năm 2022, chỉ số đạt đỉnh với mức lên tới gần 4800 điểm. Nhưng sau đó phiên nhanh chóng lao dốc vào cuối tháng 1 chỉ còn 4200 điểm. Cuối tháng 2 đầu tháng 3 là 4100 điểm.
Những tuần gần đây chỉ số này giảm khá nhiều và liên tục làm ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường chứng khoán của VIệt Nam. Vì thế, thời gian này chỉ số VNIndex bị ngập trong sắc đỏ khiến nhiều người đau đầu.
2️⃣ Những yếu tố có thể làm ảnh hưởng S&P 500
Cũng như những gì Hãy Đầu Tư đã trình bày ở trên thì chỉ số này phụ thuộc hoàn toàn nhiều vào các giá trị của công ty trong danh sách. Vì vậy, có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá trị của chỉ số này như:
- Giá cả hàng hóa: Thị trường hàng hóa là yếu tố quan trọng tạo nên nền kinh tế trên toàn cầu. Vì vậy, chi phí hàng hóa giảm hay là tăng đều ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, nó sẽ phản ánh được giá cổ phiếu và giá trị của công ty đó.
- Chính sách từ Ngân hàng Trung ương: Những chính sách liên quan tới tiền tệ của cực dự trữ liên bang (FED) cũng tác động trực tiếp vào chi phí vốn, tác động trực tiếp tới mức đầu tư của các doanh nghiệp và mức chi tiêu của những người tiêu dùng.
- Định giá tiền tệ: Tỷ giá USD cũng sẽ tác động cực mạnh tới giá cả của hàng hóa trong nước lẫn xuất khẩu. Từ đó hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nội địa cũng bĩ ảnh hưởng không kém.
- Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác như thiên tai, tài chính, bầu cử, bệnh dịch có thể ảnh hưởng khá nhiều.
Những nhà đầu tư nên quan tâm tới sự biến động của S&P 500 Index, đặc biệt là những yếu tố vĩ mô. Theo dõi thường xuyên những tin tức này có thể giúp phán đoán thị trường chính xác và đúng đắn.
Xem thêm: OTC là gì ? Kiến thức hữu ích về OTC Market
3️⃣ Hướng dẫn tính chỉ số S&P 500
Cách thức tính chỉ số này khá đơn giản, nhưng nhà đầu tư phải lưu ý về cách lấy trọng số ở những công ty nhằm tránh tầm ảnh hưởng tới chỉ số s&p 500 stock. Cách thức tính toán cụ thể như sau:
✅ Tính chỉ số s&p 500
Chỉ số này được tính từ 500 công ty khác nhau vì vậy để tính toán chì số này thì chỉ cần lấy tổng số vốn hóa thị trường của 500 công ty thuộc s&p 500 list rồi chia cho 1 số xác định (hay còn gọi là Divisor). Bạn có thể áp dụng công thức tính như sau:
S&P 500 Index = (Tất cả vốn hóa thị trường 500 công ty)/Ước số.
Về ước số thì đây là con số độc quyền đã được phát triển bởi tổ chức Standard & Poor. Con số này có thể điều chỉnh nếu như có phân chia cổ phiếu hay cổ tức đặc biệt có thể làm ảnh hưởng tới giá trị trong các chỉ số này. Mục đích của nó là để đảm bảo các yếu tố mang tính chất phi kinh tế sẽ không thể tác động vào chỉ số hay s&p 500 map.
✅ Tính toán trọng số từng công ty
Các trọng số của công ty S&P 500 Index sẽ được tính toán bằng cách dùng vốn hóa thị trường ở công ty đó chia tổng vốn hóa thị trường theo các công ty thuộc chỉ số. Các công thức tính như sau:
Trọng số = (Vốn hóa thị trường của cty thành phần)/(Tổng vốn hóa thị trường 500 cty trong nhóm S&P 500)
Chẳng hạn: công ty Microsoft đang có vốn hóa thị trường là 802 tỷ USD. Công ty Adobe đang có vốn hóa thị trường ở mức chỉ 110 tỷ USD. Vậy tổng vốn hóa thị trường của các công ty trong S&P 50 sẽ 0 là 23,3 nghìn tỷ USD. Thì tính theo công thức thì ta có kết quả Microsoft sẽ là 3,4%, Adobe chỉ có 0,5%.
Vì thế công ty nào có vốn hóa thị trường lớn sẽ co tác động cực mạnh tới chỉ số S&P 500 Index.
4️⃣ Kinh nghiệm đầu tư theo S&P 500
Những điểm cộng của chỉ số này như sau:
- Bớt rủi ro khi có biến động giá: Nếu như đầu tư vào S&P 500 thì cũng đồng nghĩa chúng ta đang đầu tư cho 500 công ty, doanh nghiệp tốt nhất nước Mỹ. Vì vậy, những rủi ro về biến động giá không quá lớn. Nhà đầu tư sẽ được an toàn hơn.
- Thanh khoản cao: Với những công ty nào thuộc top thị trường chứng khoán thì rất dễ mua bán trên sàn. Yếu tố này rất thuận lợi để nhà đầu tư giao dịch dễ dàng và thường xuyên hơn.
Nhưng nhà đầu tư phải biết rằng nếu theo dạng chứng khoán phái sinh (trong hợp đồng tương lai) thì cũng có nhiều rủi ro bạn phải đối mặt. Bởi hình thức này có những tính chất đặc thù khi đầu tư. Nếu như ở Mỹ thì bạn có thể dễ dàng đầu tư vào những công ty trong danh sách 500 hay đầu tư qua những hợp đồng quỹ chỉ số S&P 500. Tuy nhiên ở Việt Nam thì chỉ có thể thông qua hợp đồng hay quỹ ETFs.
Hy vọng những chia sẻ của Hãy Đầu Tư về S&P 500 trong Chứng Khoán giúp bạn cảm thấy hữu ích và vận dụng vào hoạt động đầu tư tốt hơn.
Bài viết có tham khảo bởi:
- vi.wikipedia.org – S&P 500 – 11/09/2022
- vnexpress.net – Chỉ số S&P 500 là gì? – 11/09/2022
- finhay.com.vn – Chỉ số S&P 500 là gì? Hướng dẫn đầu tư theo chỉ số S&P 500 năm 2022 – 11/09/2022