Tỷ lệ free float của mỗi mà cổ phiếu VÔ CÙNG QUAN TRỌNG đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư. Vì thế, Hãy Đầu Tư đã có bài viết chi tiết về free float pmp.
1️⃣ Tìm hiểu Free float là gì ?
Free float thường được gọi với cái tên khác là cổ phiếu chuyển nhược tự do, cổ phiếu chuyển nhượng công khai. Trong đó, người ta sẽ đề cập tới số lượng cổ phiếu đang được lưu hành thuộc một công ty hay của nhà đầu tư. Nó sẽ không bao gồm những cổ phiếu bị khóa bởi những nhà quản lý và nhân viên công ty hay các nhà đầu tư đang kiểm soát khác.
Vì vậy, thuật ngữ này chính là được sử dụng để chỉ số lượng cổ phiếu có sẵn cho giao dịch trên thị trường. Con số này có thể được xem là cách tốt để xác định vốn hóa thị trường bởi nhờ nó mà ta thấy được giá trị chính xác của công ty.
Có thể bạn cần: OTC là gì ? Kiến thức hữu ích về OTC Market
✅ Tỷ lệ free float là gì?
Đây là tỷ lệ khối lượng những cổ phiếu tự do chuyển nhượng so với tổng số cổ phiếu được lưu hành trên thị trường. Chỉ số này khá quan trọng để các nhà đầu tư đánh giá cổ phiếu. Nếu như mã cổ phiếu bạn quan tâm có tỷ lệ thấp thì khả năng biến động của nó cũng lớn hơn.
✅ Công thức tính
Công thức tính free float và tỷ lệ free float như sau:
- Free Float = Số cổ phiếu đang lưu hành – Cổ phiếu bị hạn chế
- Tỷ lệ Free Float = Free Float / tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành
✅ Ví dụ cách tính
Chẳng hạn có công ty B hiện đang có 8 triệu cổ phiếu lưu hành nhưng có 2 triệu trong số đó đang trong tay những cổ đông chiến lược. 2 triệu cổ phiếu này sẽ bị giới hạn giao dịch. Vì vậy, số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng là 6 triệu cổ.
Từ đó ta tính được tỷ lệ free float là: 6/8=75%
Khi làm tròn tỷ lệ free float, nhà đầu tư cần lưu ý vì năm 2019 đã có một số quy tắc như sau:
- Nếu tỷ lệ đó <15% thì có thể làm tròn theo bước 1%. Ví dụ: Tỷ lệ là 14,55% thì sẽ tính thành 15%.
- Nếu tỷ lệ đó >15% thì có thể làm trỏn theo bước 5%. Ví dụ: Tỷ lệ là 16,55% thì tính thành 20%.
2️⃣ Ứng dụng của tỷ lệ Free Float
Thông thường, nhà đầu tư áp dụng tỷ lệ free float để tính vốn hóa thị trường đã điều chỉnh. Chỉ số này bao gồm những mã cổ phiếu giao dịch tự do ở trên thị trường chứng khoán và có thể phán ánh được tình hình thực tế tốt hơn so với giá trị của vốn hóa gốc.
Ngoài ra, khi mã này có tỷ lệ thấp thì thể hiện khả năng này có biến động cực lớn. Nguyên nhân là do chỉ có một lượng cổ phiếu hạn chế để giao dịch . Vì vậy, nó cũng kèm nhiều rủi ro hơn khi giá cổ phiếu đó bị thao túng. Những cổ phiếu có tỷ lệ thấp thường không được nhà đầu tư ưa thích và rủi ro thanh khoản khá cao.
Xem thêm: Các chuyên gia đầu tư làm gì khi thị trường đi xuống?
3️⃣ Khi nào cổ phiếu không được giao dịch
Trên thực tế, đa số cổ phiếu đều có thể chuyển nhượng ngẫu nhiên và tự do. Nhưng một số trường hợp, cổ phiếu không được giao dịch tùy theo ý muốn là:
- Đó là cổ phiếu thuộc sở hữu của những cổ đông chiến lược.
- Đó là cổ phiếu thuộc sở hữu của những cổ đông nhà nước.
- Thuộc quyền sở hữu của các cổ đông nội bộ trong công ty hoặc những người có liên quan.
- Trong thời gian bị hạn chế theo các quy định của pháp luật như là cho cổ đông sáng sán lập, phát hành CP ưu đãi cho công nhân viên, phát hành lẻ dưới 100 nhà đầu tư,… và nhiều trường hợp khác theo luật quy định.
- Cổ phiếu này thuộc quyền sở hữu của các cổ đông lớn trừ trường hợp nắm giữ của tổ chức kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán,…. Cổ đông lớn nắm giữ tỷ lệ dưới 4% mới không bị hạn chế.
Trên đây, Hãy Đầu Tư đã chia sẻ thông tin về tỷ lệ free float. Đây là thông tin cực quan trọng dành cho những ai đầu tư Chứng Khoán. Hãy theo dõi các bài viết sắp có mặt trên website và giới thiệu cho nhiều người cùng xem.
Nội dung được tham khảo từ:
- vnexpress.net – Tỷ lệ free float là gì? – 09/09/2022
- dnse.com.vn – Free-float là gì? Cách tính tỷ lệ Free-Float – 09/09/2022