David LeFevre Dodd ( sinh ngày 23 tháng 8 năm 1895 – mất ngày 18 tháng 9 năm 1988) là một nhà giáo dục, nhà phân tích tài chính. Đồng thời ông cũng là tác giả chuyên viết sách kinh tế và là một nhà đầu tư chuyên nghiệp. Ông cũng chính là người đồng nghiệp thân thiết của Benjamin Graham tại Trường đại học kinh doanh Columbia.
Cả cuộc đời ông nếu như để kể lại đều gắn liền với sự nghiệp học hành không ngừng nghỉ. Năm 1925, ông là giảng viên kinh tế tại Đại học Columbia. Đồng thời, ông cũng nhận nhiệm vụ phụ trách chính các khóa học thạc sĩ kinh doanh và kinh tế tại trường này. Năm 1930, ông nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Columbia. 30 năm sau đó, ông tiếp tục hoàn thành đồ án và được trao danh hiệu Giáo sư danh dự cao quý.
Từ năm 1948 đến 1952, ông trở thành Phó khoa kinh tế tại Trường Kinh doanh Columbia. Năm 1961, ông nghỉ hưu với tư cách là Giáo sư danh dự cố vấn về tài chính cho trường Đại học Columbia. Sau này, ông được chính chủ tịch đại học Columbia trao tặng danh hiệu cao quý vì đã áp dụng thành công các lý thuyết tài chính và đạt được kết quả tuyệt vời trong đầu tư chứng khoán.
Bên cạnh đó, Dodd cũng là thành viên của nhiều tổ chức hiệp hội kinh tế Mỹ như: hội đồng nghiên cứu khoa học, hiệp hội tài chính Mỹ và hiệp hội phân tích an ninh New York… Có thể nói, cuộc đời ông chính là một minh chứng rõ rệt nhất cho sự nghiệp học hỏi – trau dồi kiến thức không ngừng nghỉ.
Sau này, ông đã cùng với người đồng nghiệp Benjamin Graham quyết định viết nên cuốn sách cẩm nang “gối đầu giường” của nhà đầu tư chứng khoán mọi thời đại – cuốn Security Analysis ( Tựa đề Việt: Phân tích chứng khoán).
79 năm kể từ khi cuốn sách ra đời, cho đến tận bây giờ, những nhà đầu tư giá trị chân chính thời nay vẫn nặng lòng biết ơn họ. Có thể nói, Dodd và Graham chính là hai nhà tư tưởng cần mẫn và sâu sắc đến lạ thường, những người đã mang luồng ánh sáng chọi rọi đến cho thế giới tài chính – chứng khoán hoang sơ tăm tối ở thời điểm của họ. Kể từ đó, họ đã thắp sáng con đường cho những nhà đầu tư giá trị.
Thời gian dần trôi qua, thị trường tài chính cũng đã thay đổi theo nhiều cách không tưởng kể từ năm 1934, nhưng phương pháp đầu tư của Graham và Dodd vẫn còn nguyên tính ứng dụng tuyệt vời đến ngày nay.
Trong một bài báo phỏng vấn ông năm 1970, có một phóng viên khi ấy đã hỏi ông “Đầu tư chứng khoán có phải con đường duy nhất nhanh giàu được không?”. Dodd đã không đi khẳng định điều đó, ông chỉ khuyên nhủ mỗi người dù chọn con đường kiếm tiền nào đi chăng nữa cũng hãy dồn hết tâm sức và trí tuệ vào điều đúng đắn bản thân đã lựa chọn.
Đối với quan điểm của cá nhân ông, những người thành đạt từ đầu tư chứng khoán, họ không phải giàu lên từ một, hai lần mua bán, mà là nghề, cũng là niềm đam mê tâm huyết cũng như chính sự nghiệp của họ. Và các nhà đầu tư trên thị trường, dù mới hay lâu năm thì trước khi đến với sự nghiệp đầu tư, chúng ta hãy nghiêm túc dành thời gian và công sức nỗ lực cho việc tìm hiểu – định hướng kĩ càng và đừng bao giờ coi nhẹ chúng chỉ như “một trò đỏ đen”.
Một phần lý do thành công là ông đã xuất sắc những chọn được những cổ phiếu tốt, có suất sinh lợi cao hơn thị trường. Một lý do khác, quan trọng hơn, đó là ngài Dodd biết kiên trì ôm tiền mặt khi thị trường đi xuống chứ không vì sốt ruột mà lao vào mua. Chính chiến lược này đã giúp ông tránh được thua lỗ trong hai lần thị trường suy thoái.
Ông cũng ví von nhà đầu tư chứng khoán cũng phải giống như con báo: “Tuy con báo là loài vật chạy nhanh nhất thế giới và nhưng chỉ khi nào chắc chắn 100% có thể bắt được mồi, con báo mới tấn công. Nó có thể ẩn náu trong bụi rậm cả tuần liền chỉ để chờ một cơ hội thích hợp. Nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng nên như vậy, chỉ khi nào cảm thấy thực sự chắc chắn mới nên giao dịch”. Ông luôn đầu tư và sống theo đúng phương châm “Kiên trì rồi điều gì cũng đạt được”.
Nhà đầu tư không những phải kiên nhẫn khi đang cầm tiền mà còn phải kiên nhẫn khi đang “ôm hàng” để tránh rơi mất hàng khi thị trường rung lắc.
Những nhà đầu tư mới vào thường thất bại vì thua lỗ lớn, còn dân chuyên nghiệp lại thất bại vì ham lợi nhỏ. Bản năng của con người khiến nhiều nhà đầu tư muốn tối đa hóa xác suất có lợi nhuận thay vì tối đa hóa lợi nhuận, tài khoản của mình chỉ có một màu xanh, muốn khoản đầu tư nào của mình có có lãi dù chỉ là chút đỉnh.
Chính tâm lý này khiến nhiều nhà đầu tư “ăn non”, bán mất hàng khi thị trường rung lắc để rồi sau đó phải nuối tiếc khi nhìn cổ phiếu mình vừa bán tiếp tục bay cao, bay xa. Nếu không giữ lấy những cổ phiếu tốt thì lấy gì để bù vào khoản lỗ của các cổ phiếu kém?
Trong giai đoạn thời kì đó, khi chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ đã hai lần mất gần 50% giá trị thế nhưng lần thiệt hại lớn nhất của ông chỉ mất chưa tới 12%. Tuy nhiên hiệu suất sinh lời của ông lại lên tới gần 30% đều đặn trong suốt chu kỳ kinh tế 30 năm đầu tư của ông. Qua những thăng trầm của thị trường, Dodd thừa nhận ông chính là người hết sức kiên nhẫn thì mới có thể đứng ngoài thị trường trong những khoảng thời gian dài như nhiều đợt suy thoái khủng hoảng tài chính toàn cầu trong quá khứ.
Để đạt được thành công đó, một trong những kinh nghiệm mà ông đưa ra được đúc kết đến hiện tại như sau:
1. Chọn mua cổ phiếu ở một mức biên an toàn (Margin of safety)
Thông thường chúng ta thường có xu hướng yêu thích việc mua hàng khi đang giảm giá. Hoàn toàn tương tự trong việc mua bán cổ phiếu, nhà đầu tư thông thái luôn là người muốn mua được cổ phiếu ở mức giá thấp hơn đáng kể so với giá trị của nó, thường chỉ xuất hiện khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng.
Mức chênh lệch thấp hơn đó chính là biên an toàn, tức là một khoảng cách an toàn để phòng ngừa rủi ro giá trị nội tại của cổ phiếu bị sụt giảm so với giá trị tại thời điểm nhà đầu tư mua vào.
2. Kiên nhẫn và cẩn trọng
Nhà đầu tư giá trị chỉ hành động khi cơ hội xuất hiện. Họ sẵn sàng bỏ qua hàng loạt cơ hội và không có thêm một khoản đầu tư nào trong suốt thời gian dài, mặc dù thị trường diễn biến rất tốt. Chính vì thế, những nhà đầu tư giá trị vĩ đại rất ít khi giải ngân, nhưng mỗi lần giải ngân thường là những khoản đầu tư có giá trị lớn.
3. Không nên quá tập trung vào cơ hội, trước tiên phải hạn chế tối đa mức rủi ro
Dodd cho rằng việc hạn chế tối đa rủi ro trong đầu tư chứng khoán quan trọng không kém việc tìm kiếm cơ hội đầu tư trong tương lai. Thông thường để hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần được trang bị kiến thức tốt về thị trường: Phân tích môi trường vĩ mô trong và ngoài nước, phân tích các công ty niêm yết (chú ý phân tích làm rõ các khía cạnh như lợi thế cạnh tranh, năng lực quản trị công ty, tình hình tài chính công ty, chu kỳ ngành…).
[rb_related title=”Also in This Issue” total=”2″]
Kết
Đồng thời xác định đúng giá trị nội tại của cổ phiếu và hiểu rõ bản chất sự dao động giá trên thị trường chứng khoán, phân tích và lựa chọn thời điểm mua bán có lợi nhất. Cuối cùng là lựa chọn quan điểm đầu tư một cách nhất quán.