Công thức định giá Benjamin Graham cực kỳ huyền thoại trong giới đầu tư chứng khoán. Vì vậy, Hãy Đầu Tư nhất định phải chia sẻ công thức SIÊU CHUẨN này!
1️⃣ Định giá cổ phiếu là gì?
Định giá cổ phiếu chính là việc tìm ra được giá trị thực tế hay nội tại của cổ phiếu nào đó. Có thể nói, định giá cổ phiếu mà bạn chơi đáng giá bao nhiêu tiền. Hiện nay có khá nhiều công thức để định giá cổ phiếu nhưng chính xác và nổi bật nhất vẫn là Benjamin Graham.
Để định giá cổ phiếu thì NĐT nên chú ý những khái niệm như sau:
✅ Định giá là một nghệ thuật
Khi NĐT định giá cổ phiếu cần xem xét những con số và dữ liệu vào trong những mô hình cụ thể. Bạn nên chọn lọc những thông tin về doanh nghiệp từ trong quá khứ đến thực tại. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu và quan sát những kế hoạch trong tương lai của doanh nghiệp đó.
Mỗi doanh nghiệp đều có những bức tranh riêng cho mình hoặc là do chính nhà đầu tư tạo ra. Các nét vẽ trong tranh chính là giả định, ý niệm chủ quan của NĐT về cổ phiếu đó. Vì vậy, chúng ta cần đặt những con số cụ thể vào bức tranh để có kết quả chất lượng nhất.
✅ Giá trị cổ phiếu là một khoảng giá trị
Cổ phiếu sẽ thay đổi theo từng kịch bản hoặc giả định ở tương lai mà nhà đầu tư đưa vào. Vì thế, nếu bạn quyết định đầu tư vào con số nào thì nó chỉ trong ở khoảng giá trị hợp lý. Không có doanh nghiệp nào có thể phát triển theo 1 kịch bản chắc chắn 100%.
NĐT nên chọn những kịch bản trước khi mua cổ phiếu. Giá trị thực sự của cổ phiếu nằm ở trong khoản giá trị mà người chơi xây dựng. Tốt nhất thì người đầu tư nên đưa ra những quyết định mua bán phù hợp trong những khoảng giá trị này.
2️⃣ Benjamin Graham là ai?
Benjamin Graham là cha đẻ của học thuyết đầu tư giá trị, ông là người có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển và thành công của nhiều NĐT nổi tiếng thế giới như Walter Schloss, Irving Kahn, Warren Buffett,…
Ông là một giáo sư kinh tế, người quản lý quỹ thành công. Theo như thống kê, mức sinh lãi hàng năm của ông lên tới 20% mỗi năm. Ngoài ra, ông là tác giả của 2 tựa sách cực kỳ nổi tiếng là Phân tích chứng khoán và Nhà đầu tư thông minh.
Có thể bạn cần: NAV là gì? NAV quan trọng thế nào trong chứng khoán
3️⃣ Công thức định giá Benjamin Graham
✅ Công thức định giá 1
Trong cuốc sách “Phân tích chứng khoán” Benjamin Graham đã công bố một công thức đầu tiên cụ thể là:
Giải thích công thức như sau:
- V = giá trị của một cổ phiếu.
- EPS = thu nhập ở trên 1 cổ phiếu sau khi thuế lũy kế trong 12 tháng gần nhất.
- 8.5 = hệ số tỷ lệ P/E dự tính của 1 cổ phiếu mà nó có tốc độ tăng trưởng thu nhập ở mức 0%.
- g = tỷ lệ kép tăng trưởng bình quân từ 7 đến 10 năm tới.
Sau đó, công thức định giá Benjamin Graham đã có điều chỉnh và thêm vào tỷ suất thu hồi vốn hay còn gọi là required rate of return.
✅ Công thức định giá 2
Năm 1962, ông công bố thêm công thức thứ 2. Cũng tương tự như công thức trên, nhưng ông đã thêm vào những con số khá mới mẻ là:
- 4.4 = mức tỷ suất thu hồi vốn tối thiểu hay là lãi suất phi rủi ro.
- y = là lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng AAA ở 20 năm hiện tại
Thời điểm có công thức mới, lãi suất rủi ro tại Hoa Kỳ lên khoảng 4.4% và tương đương với lãi suất phi rủi ro trong kỳ hạn 20 năm hiện tại. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về công thức này Hãy Đầu Tư sẽ giải thích kỹ càng hơn.
Trái phiếu của một công ty được xếp hạng cao nhất thì sẽ được ký hiệu AAA. Nó sẽ được thanh toán khi đến hạn gồm toàn bộ vốn và cả lãi kỳ vọng. Các loại trái phiếu thời điểm này thường được sắp xếp theo thứ hạng là AAA, AA, A và cuối cùng là BBB.
Nó được quy định bởi công ty Standard & Poor’s, hạng 3 hoặc thứ hạng cao hơn sẽ được quyết định bởi tổ chức Moody’s Investors Service. Chúng đều được xem là trái phiếu xếp hạng đầu tư và được đáp ứng đủ điều kiện của ngân hàng. Ngoài ra, chúng cũng cần đủ tiêu chuẩn và định chế tiết kiệm để NĐT mua làm chứng khoán nhằm mục đích đầu tư.
Có thể bạn quan tâm: Tài sản ròng là gì? Cách tính giá trị tài sản ròng CHI TIẾT CỤ THỂ
✅ Công thức định giá 3
Hầu hết những công thức mà nhà kinh tế học Benjamin Graham ra đời vào giữa những năm của thế kỷ 20. Đặc biệt, nó được áp dụng nhiều ở thị trường chứng khoán Hoa Kỳ nhiều hơn.
Với công thức này thì những ký hiệu của nó mang ý nghĩa như sau:
- EPS = thu nhập ở trên mỗi một cổ phần
BVPS = giá trị của sổ sách trên cổ phần
✅ Ví dụ chi tiết theo công thức
Công thức định giá Benjamin Graham cũng không quá khó cho những NĐT nhưng cần thường xuyên áp dụng thì mới có thể thành thục được. Giả định bạn có một cổ phiếu Z với các thông số ví dụ như:
- EPS = 5.000 VNĐ ( là lợi nhuận ở trên 1 cổ phiếu)
- G = 7%/năm (là con số trung bình kéo dài từ 5 tới 10 năm)
- Y = 6 (cụ thể là 6% lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp)
- BVPS = 40.000 VNĐ (giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu)
Với 3 công thức bên trên chúng ta có thể áp dụng và có được những giá trị như sau:
- Công thức 1: V = EPS x (8.5 + 2g) = 5.000 x (8.5 + 2×7) = 112.500VNĐ
- Công thức 2: V = [EPS x (8.5 + 2g) x 4.4]/y = [5.000 x (8.5 + 2×7) x 4.4]/6 = 82.500VNĐ
- Công thức 3: V = (22.5 x EPS x BVPS) ^ (½) = (22.5 x 5.000 x 50.000) ^ (½) = 67.000VNĐ
Thông thường giá trị của cổ phiếu không phải là con số chính xác nên cổ phiếu Z này sẽ có khoảng từ 82.500VNĐ tới 116.200VNĐ.
4️⃣ Những chú ý khi áp dụng công thức ở Việt Nam
Theo nhiều chuyên gia đầu tư nhận thấy, công thức nảy không được ứng dụng hiệu quả tại thị trường Việt Nam. Vì vậy, những nhà đầu tư nên sử dụng có điều chỉnh để phù hợp hơn như sau:
Công thức 1: V = EPS x (7 + 1.5g)
Theo nhiều chuyên gia cho rằng những khoản thu nhập bất thường của doanh nghiệp ta nên chọn dùng EPS (hay còn gọi là normalized EPS). Với các công thức gốc 2 và 3 của nhà kinh tế học thì cũng được khuyến nghị nên dùng theo phương pháp này để phù hợp với thị trường chứng khoán Việt.
Công thức 2: V =[ EPS x (7 + 1.5g) x 4.4]/y
Con số Y ở trong công thức như đã nói ở trên đại diện cho lãi suất rủi ro trong kỳ hạn 20 năm vào thời điểm hiện tại. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, chúng ta có thể dùng trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm để phù hợp hơn với tình hình nước ta.
Giá trị của Y cũng có thể được thay đổi tùy vào tình hình vĩ mô sắp tới hoặc là kỳ vọng vào lãi suất ở tương lại.
Trên đây là những chia sẻ của Hãy Đầu Tư về công thức định giá Benjamin Graham. Chúng tôi hy vọng bài viết trong chuyên mục Chứng Khoán này có thể giúp bạn đầu tư thành công trong thời gian tới.
Hãy Đầu Tư tham khảo bài viết từ:
- pinetree.vn – Cách sử dụng công thức của Benjamin Graham để định giá cổ phiếu – 12/08/2022
- finhay.com.vn – Tìm hiểu chi tiết cách định giá cổ phiếu theo phương pháp Graham – 12/08/2022