Nếu việc thất bại hay chưa thành công là một điều tất yếu thì điều quan trọng là không được để cảm xúc tiêu cực nuốt chửng lấy bạn, nếu không chúng sẽ giữ chân và không để bạn có thể tiến lên. Vì thế, ngay từ bây giờ, hãy ngưng làm 6 điều dưới đây nếu không muốn “nuôi dưỡng” cảm giác thất bại:
1. Ngưng từ chối/phủ nhận cảm giác thất bại trong bạn
Tự nhủ rằng mọi thứ đang dần tốt đẹp hơn, trong khi thực tế không hề như vậy, là một trong những sai lầm phổ biến nhất của chúng ta. Hai dấu hiệu phổ biến nhất của sự phủ nhận này là hoặc sẽ lao đầu vào công việc để bù đắp những lỗ hổng, hoặc sẽ bỏ mặc tất cả để tiệc tùng cho quên sầu.
Nhưng những việc đó chỉ là tấm màn để che giấu sự thật rằng bạn, công việc của bạn, doanh nghiệp mà bạn điều hành… đang ở trong tình thế vô cùng tồi tệ. Nếu không nhìn nhận thực tế về nó thì rất khó để xóa bỏ nó khỏi trí óc. Và hãy nhớ rằng, không phải vì bạn cảm thấy thất bại mà bạn thực sự là một kẻ thất bại!
2.Ngưng làm quá vấn đề
Đây lại là một việc thú vị khác mà con người chúng ta có xu hướng mắc phải: Làm quá mọi thứ. Ví dụ như bạn đánh mất khách hàng lớn mà doanh nghiệp vẫn thường hợp tác và cảm thấy như đó chính là ngày tận thế. Bạn bắt đầu đổ lỗi cho bản thân, cho chiến lược của mình và mô hình kinh doanh hiện tại. Hàng đêm liền bạn mất ngủ với những suy nghĩ đó quay vòng vòng.
Nhưng nếu sự thật đơn giản là khách hàng không còn đủ tiền để sử dụng dịch vụ của bạn thì sao? Hoặc họ tìm được đơn vị cung cấp rẻ hơn nhưng kém chất lượng hơn? Điều đó có phải là bạn đang SAI? Hay chỉ với một khách hàng duy nhất đó mà bạn sẽ cảm thấy tồi tệ vĩnh viễn?
Tất nhiên là không thể! Đó chỉ là một trong rất nhiều lựa chọn của bạn và nó đơn giản chỉ là đi không đúng con đường bạn muốn vào thời điểm đó mà thôi.
3.Ngừng nghĩ rằng bạn là người duy nhất cảm thấy có lỗi
Đúng thế, bạn không phải người duy nhất đâu! Cảm giác có lỗi là một cảm giác phổ biến với tất cả chúng ta, nhưng lại không nhiều người thích thừa nhận. Nhưng hãy nói rằng bạn khác biệt với 99% thế giới. Bạn sẽ không để những suy nghĩ đó ngăn bạn bước tiếp, phải không?
4.Ngừng nghĩ rằng bạn là người siêu phàm
Thực tế là có thể bạn đang thành công. Nhưng bạn lại không muốn đi theo motif cũ của những người thành công đi trước, rằng sau một vài năm thì sẽ rạng rỡ. Điều bạn muốn, là… vài tháng. Vì bạn đặc biệt, hoặc ít ra là bạn nghĩ như thế…
Sự thật là, có thể bạn cũng đặc biệt thật! Nhưng rất rất khó để bạn có thể trở thành một trong những người – rất hiếm – giữa những siêu doanh nhân với đầy kinh nghiệm và sự lọc lõi.
5.Ngưng việc quá bướng bỉnh
Hầu như tất cả các doanh nhân đều là những người cứng đầu. Vào những lúc khó khăn, đó sẽ là động lực để thúc đẩy họ kiên trì. Nhưng nó chỉ đúng khi con đường họ chọn là chính xác, còn nếu ngược lại thì chẳng khác gì đóng một cái chốt vuông vào một cái lỗ tròn. Vì thế, sao không tạm hạ cái “tôi” xuống để cân nhắc những ý kiến khác nhỉ?
Bất kể ai, dù là một người bạn đời thường hay một cố vấn cao cấp cũng sẽ đâu đó cho bạn được cái nhìn trung lập, khách quan và thậm chí mới mẻ về vấn đề bạn đang gặp phải. Vì thế, hãy lắng nghe họ!
6.Ngưng sợ thất bại
Chắc hẳn bạn đã nghe điều này hàng triệu lần, và cảm thấy nó thật sáo rỗng! Nhưng nếu bạn thực sự nghiêm túc về nó, điều tệ nhất có thể xảy ra là gì?
Đó là một công việc rất ổn sau thời gian dài tìm kiếm. Đó là nhiều kinh nghiệm hơn sau những dự án. Đó là sự tôn trọng của đồng nghiệp sau nỗ lực cống hiến hết mình.
Sau một thời gian, khi bạn đã trở thành một doanh nhân thành công, chắc chắn bạn sẽ có một series những câu chuyện thất bại để chia sẻ – điều mà bạn sẽ không bao giờ có nếu cứ sợ hãi.
[rb_related title=”Also in This Issue” total=”2″]
Kết
Sau một thời gian, khi bạn đã trở thành một doanh nhân thành công, chắc chắn bạn sẽ có một series những câu chuyện thất bại để chia sẻ – điều mà bạn sẽ không bao giờ có nếu cứ sợ hãi.