Social marketing là một hình thức tiếp thị trên internet thông qua việc tạo và chia sẻ nội dung trên các trang mạng xã hội để đạt mục tiêu marketing, gồm các hoạt động như đăng bài, hình ảnh, video, chạy quảng cáo trả phí, … thúc đẩy sự tương tác của khán giả.
Khi tôi gặp gỡ các doanh nghiệp hay các agency, tôi phát hiện họ hoàn toàn lạ lẫm với thuật ngữ “content marketing”. Thật bất ngờ, khi tôi giải thích, nhiều người trong số họ thường nói rằng:
“Đó có phải là việc đăng bài của các doanh nghiệp không? Ý của bạn là social marketing phải không?”
Thật vậy, content marketing liên quan rất nhiều đến social marketing. Và tất nhiên, trong social media marketing, các marketer sử dụng content để truyền tải thông điệp của họ.
Mặc dù có một số điểm tương đồng giữa content marketing và social marketing là gì. Tuy nhiên, chúng thật sự là hai thực thể riêng biệt. Chúng có mục tiêu và quy trình thực hiện khác nhau. Để giúp xóa tan sự nhầm lẫn này.
Vai trò chủ yếu của social marketing là gì?
Trong social marketing, trọng tâm của hoạt động digital marketing nằm ở các social networks – mạng lưới xã hội. Khi các marketers vận hành các chiến dịch social marketing, họ post các hoạt động lên Facebook, Twitter, …
Và khi họ xây dựng content, họ sẽ post chúng lên các trang mạng này.
Ngược lại, trọng tâm của content marketing là xây dựng thương hiệu cho một website. Cho dù đó là một URL có thương hiệu như amazon.com hay microsite cho một số sản phẩm cụ thể của chính thương hiệu, …
Social networks rất quan trọng đối với sự thành công của chiến lược content marketing. Tuy nhiên Facebook và Twitter chỉ được sử dụng như một nhà phân phối các links trỏ về content trên website của thương hiệu. Nó không phải là nơi để chứa content.
Social marketing: Bắt đầu bằng việc lên kế hoạch
Trước khi bắt đầu tạo các chiến dịch social marketing, hãy xem xét mục tiêu kinh doanh của bạn. Bắt đầu chiến lược social marketing mà không có mục tiêu, nó giống như bạn đang đi lang thang trong rừng mà không có bản đồ vậy.
Dưới đây là một số câu hỏi để bạn có thể xác định mục tiêu social marketing của mình:
- Bạn hi vọng sẽ đạt được gì thông qua social marketing?
- Đối tượng mục tiêu của bạn là ai?
- Đối tượng mục tiêu của bạn sẽ sử dụng social marketing là gì?
- Thông điệp bạn muốn gửi đến khán giả của mình thông qua social marketing là gì?
- Loại hình kinh doanh của bạn sẽ định hướng và thúc đẩy chiến lược social marketing của bạn.
Ví dụ: Một doanh nghiệp ngành thương mại điện tử hay du lịch có tính có trực quan cao, họ sẽ nhận được rất nhiều lợi ích nếu xuất hiện với nội dung giá trị và hình ảnh đẹp trên Instagram hoặc Pinterest. Còn những công ty quảng cáo sẽ tìm thấy nhiều cơ hội hơn khi xuất hiện trên Twitter hoặc Linkedin.
Social marketing đáp ứng các mục tiêu marketing?
Social marketing có thể đáp ứng cho bạn một số mục tiêu sau:
- Tăng website traffic
- Xây dựng tỷ lệ chuyển đổi
- Nâng cao nhận thức về thương hiệu
- Tạo sự khác biệt cho thương hiệu
- Cải thiện việc giao tiếp và tương tác với các đối tượng chính
Nếu bạn thu hút được càng nhiều khán giả trên các trang mạng xã hội. Bạn sẽ càng dễ dàng đạt được các mục tiêu digital marketing của mình.
[rb_related title=”Cùng chuyên mục” total=”2″]
5 bước xây dựng chiến dịch social media hiệu quả
Bước 1: Hiểu sản phẩm của bạn
Thấu hiểu sản phẩm của bạn tốt như thế nào và mang đến lợi ích gì cho người tiêu dùng là cách tốt để bắt đầu thiết kế thông điệp cho chiến dịch. Hãy nghĩ khách hàng của bạn cần gì: Bạn có mang đến giá trị thiết thực cho họ không? Bạn có đang kết nối cảm xúc với khách hàng? Bạn có đưa đến cho họ một lời đề nghị khó từ chối?
Nếu ý tưởng của bạn không đủ hấp dẫn chính bạn, nó cũng sẽ không thuyết phục được bất cứ ai.
Hãy làm khảo sát, lấy ý kiến khách quan về thông điệp tiếp thị của bạn từ những người không quen biết. Từ đó, bạn sẽ có được những phản hồi chính xác nhất về những điều bạn đang cố gắng truyền tải đến khách hàng.
Bước 2: Hiểu biết về khán giả của bạn
Nếu bạn không chắc chắn những khách hàng mục tiêu của sản phẩm là ai, bạn sẽ không biết cần phải thực hiện chiến dịch gì trên Facebook, đặc biệt là khi bạn dự định trả một phần chi phí cho việc này.
Ngay cả khi đã xác định đối tượng của những chiến dịch, bạn cũng cần suy nghĩ thật kỹ lưỡng những câu hỏi sau, vì chúng sẽ cung cấp cho bạn những dữ liệu hữu ích để bạn nhanh chóng tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng:
- Khách hàng của bạn là ai?
- Hành vi phổ biến của họ trên mạng xã hội là gì?
- Điều gì trên mạng xã hội có thể kích thích khách hàng của bạn?
Bước 3: Biết được khách hàng của bạn ở đâu?
Có một ngạn ngữ: “Bạn không tìm một chú khỉ dưới nước”. Nghĩa là, muốn tiếp cận được ai đó, bạn cần phải biết họ đang ở đâu. Có hàng chục mạng xã hội đang tồn tại và mỗi sản phẩm phù hợp với một số tuýp người nhất định.
Vì thế, nếu bạn biết khách hàng của mình là ai, bạn sẽ biết cần tiếp cận với họ thông qua mạng xã hội nào là tốt nhất. Bạn chỉ nên tập trung tiền bạc và thời gian cho kênh thông tin mà khách hàng của bạn sử dụng thường xuyên. Nếu bạn chạy một chiến dịch B2B, các hoạt động bằng Facebook không phải là lựa chọn tốt nhất.
Bước 4: Xây dựng nội dung
Nội dung tốt là thứ níu giữ những khách hàng đã theo dõi trang xã hội của bạn. Trước tiên, bạn cần đặt câu hỏi: Tại sao khán giả của bạn sẽ quan tâm đến những nội dung này? Bạn có mang đến thông tin giá trị không? Bạn có mang đến trải nghiệm tốt cho những người theo dõi không?
Tiếp theo, bạn cần xác định nội dung sao cho phù hợp và hỗ trợ được cho những sản phẩm của bạn. Nếu bạn đang hướng đến truyền thông thị giác, các kênh như Instagram hay Pinterest là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần đầu tư nhiều vào chất lượng hình ảnh và đẩy mạnh thực hiện các infographic.
Nếu bạn hướng đến những kênh truyền thông cơ bản như Facebook hay Twitter, bạn có thể sử dụng một tổ hợp các nội dung như: video, podcast và các bài viết.
Cuối cùng, hãy tạo nên thương hiệu cho những nội dung mà bạn tạo ra. Bạn hãy cho khách hàng và những người theo dõi trang xã hội của bạn cảm nhận được phong cách, sự khác biệt của bạn so với những trang khác. Bạn có phong cách, thể hiện được cá tính, đường lối riêng khi viết bài, cách chọn những nội dung để chia sẻ. Hãy khiến trang xã hội của bạn có cá tính nhưng đừng là một trang cá nhân, nói những vấn đề của riêng bạn.
Bước 5: Định lượng và đo lường
Điều này rất quan trọng khi bạn tham gia vào mạng xã hội. Nhiều người đã bỏ qua bước này và đánh mất cơ hội phát triển khi không thu hút được khách hàng tiềm năng. Khi bạn đưa quá nhiều thông tin trên Facebook và Twitter, bạn sẽ không biết mình cần tập trung cho nội dung nào.
Để bắt đầu, bạn hãy lập một bảng tính để ghi lại dữ liệu trong thời gian một tuần. Bạn tập trung vào những tương tác của khách hàng như like, comment, share và lượt click. Bạn có thể thử nghiệm các nội dung trên trang xã hội và ghi chú lại những thay đổi hành vi của người đọc trên bảng tính để đo lường sự tăng trưởng của chiến dịch.
Bạn cần cho mỗi thí nghiệm đủ thời gian để nhận thấy hiệu quả của nó. Nghĩa là bạn đừng mong đợi video đầu tiên đã thu hút thật nhiều lượt xem. Sau một thời gian, bạn sẽ có một bảng tính ghi lại đầy đủ những ý tưởng, nội dung nào được yêu thích và mang lại hiệu quả nhất cho chiến dịch truyền thông của mình.
[rb_related title=”Cùng chuyên mục” total=”2″]
Kết
Mọi thứ trên mạng xã hội thay đổi rất nhanh. Xu hướng đến rồi đi, thói quen tiêu dùng hay các thuật toán đều thay đổi mà không báo trước. Vì thế, xây dựng một cộng đồng yêu thích sản phẩm của bạn trên phương tiện này cũng giống như xây lâu đài cát trên bãi biển. Tất cả những việc bạn cần làm là luôn luôn cố gắng tạo ra những nội dung tốt và thu hút khách hàng.