Một trong những cụm từ đang rất hot trên toàn bộ Crypto market, và được biết đến như là một DeFi thứ 2, đó là “NFTs”
Thực chất NFT không hề mới, những dự án NFT nổi tiếng thậm chí có từ 2017-2018. Vậy tại sao nay nó lại hot? Cùng đọc báo cáo mới nhất của Cryptohub để biết thêm nhé!
I. NFT là gì?
1. Khái niệm
Trước tiên, để hiểu được tại sao NFT lại quan trọng và nó sẽ giúp định hình tương lai như nào, ta phải hiểu về khái niệm NFT trước đã.
Vậy NFT là gì? Nó có gì khác với coin bình thường?
NFT là viết tắt của Non-Fungible-Token (Tạm dịch là Token Không-thể-thay-thế).
Nếu để nguyên, thì nghe cụm từ “Fungible” với “Non-Fungible” nghe rất phức tạp. Tuy nhiên, nếu lấy ví dụ thực tế, thì chúng ta sẽ dễ hiểu hơn.
Ví dụ với Bitcoin, hay đơn giản hơn là Vàng, chúng là các Tài sản có thể thay thế (Fungible Assets). Tức là, 1 Bitcoin là 1 Bitcoin. 1 Lượng Vàng là 1 Lượng Vàng. Nếu mình vay của bạn 1 Bitcoin, mình có thể trả lại bạn 1 Bitcoin hoặc 2 phần 0.5 Bitcoin, hoặc 10 phần 0.1 Bitcoin. Miễn sao đến cuối, bạn nhận lại được 1 Bitcoin.
Tương tự, nếu mình vay bạn 1 tờ 100$, thì đến lúc trả nợ, mình có thể trả bạn 5 tờ 20$, không quan trọng việc mình có trả lại bạn đúng tờ 100$ đấy hay không.
Tuy nhiên, với các tài sản Non-Fungible thì khác. Ví dụ, bức tranh Starry Night của Van Gogh là 1 tài sản Non-Fungible. Nó có giá trị vì tính quý hiểm của nó. Nếu bạn “nợ” tôi bức tranh Starry Night, bạn không thể đem tiền hay 1 bức tranh giống thế trả tôi được. Nó phải là bức tranh đó, do chính tay Van Gogh vẽ.
Những ví dụ cho các tài sản Non-Fungible có thể kể đến như tranh vẽ, đất đai, các đồ vật sưu tập quý hiếm…
Tương tự, NFTs chính là các Token hay Tài sản số Không-Thể-Thay-Thế. Nếu như Bitcoin có 21 triệu đồng coin với tính chất tương tự, thì không có NFTs nào có tính chất giống nhau, cho dù chúng cùng được xây dựng trên 1 blockchain.
2. Các tính chất của NFTs.
– Tính Độc nhất: Mỗi NFT lại có 1 tính chất riêng, khiến chúng khác biệt so với những đồng NFT khác. Được code ngay từ khi chúng được tạo ra, mỗi đồng NFT sẽ có những đặc điểm riêng biệt, tạo nên giá trị của chúng.
– Tính quý hiếm: Một trong những đặc điểm của NFTs, đó là tính quý hiểm của chúng. Tương tự như 1 Card Game Yugioh hay Magic The Gathering, có những quân bài thì được in tràn lan, có những quân bài lại có số lượng limit, tạo nên sự quý hiểm của chúng. Và đôi khi, quý hiếm tạo nên giá trị.
– Không thể chia tách: Nếu như bạn có thể chia 1 Bitcoin ra làm 2 phần, hay 1 ETH ra làm 100 phần và chuyển cho nhau, thì hầu hết NFTs không thể bị chia tách. Chúng chỉ có thể được mua/bán/giữ 1 cục. Bạn không thể bán 1 nửa bức tranh, hay 1 nửa cái vé máy bay được.
II. Ứng dụng của NFT.
1. NFTs có thể làm được gì.
Rõ ràng, NFT đã tồn tại từ cách đây 2-3 năm, ví dụ điển hình 2017 là Crypto Kitties, một game Mèo ảo trên Blockchain Ethereum rồi. Có rất nhiều ứng dụng của dùng NFT, từ gaming cho đến tài sản số. Vậy NFTs có những ứng dụng như nào mà khiến cho nó trở nên hot như vậy trong năm nay?
Đầu tiên, chúng ta có thể kể đến việc ứng dụng NFTs vào quyền sở hữu. Quyền sở hữu trong thời đại số sớm hay muộn cũng sẽ trở thành 1 trong những vấn đề lớn. Ví dụ, bạn có thể sỡ hữu 1 domain, nhưng domain đấy hoàn toàn có thể bị hack chả hạn. Với việc được xây dựng dựa trên công nghệ Blockchain, quyền sở hữu tài sản của bạn LÀ CỦA BẠN.
Tiếp theo đó, NFTs có thể dễ dàng giao dịch, mà không sợ bị cấm. Đây là 1 trong yếu tố then chốt, khiến cho việc chuyển dịch các tài sản dựa trên NFTs trở nên có giá trị hơn trong tương lai. Ví dụ nhé, bạn có 1 bức tranh. Bạn muốn chuyển nó sang Mỹ, hay bán cho 1 người ở Pháp, bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối liên quan đến luật pháp và đi lại. Với NFTs, bạn chỉ cần 1 click là xong.
Cuối cùng, NFTs có một yếu tố quan trọng dẫn đến cánh cửa của việc Tokenization – đem mọi thứ lên Blockchain: Chống giả mạo. Với tính chất Unique của Blockchain, bạn sẽ không phải sợ việc các món đồ bạn giao dịch bị làm giả, nếu nó có một phiên bản NFT riêng.
Với những giá trị trên, NFTs có đặc tính gần như những tài sản số. Ví dụ, 1 con mèo trong trò nuôi Mèo Ảo CryptoKitties từng có giá lên đến 170.000$
2. Ứng dụng của NFTs.
NFT có rất nhiều ứng dụng, chúng ta có thể kể đến như:
Nghệ thuật: Các nghệ sĩ, nhất là các nghệ sĩ thời đại kỹ thuật số đang phải đối mặt với RẤT NHIỀU vấn đề liên quan đến bảo vệ bản quyền. Từ Hội Họa, Âm Nhạc cho đến Điện Ảnh, vấn đề xâm phạm bản quyền đang là một thứ làm đau đầu nhiều nghệ sỹ. Với việc ứng dụng NFT, 1 người có thể mua 1 bức tranh, đem nó lên thế giới ảo, gắn nó vào Blockchain để chứng minh quyền sở hữu của mình. Thậm chí, người tạo ra tác phẩm đó còn có thể code để cứ mỗi lần tác phẩm đó được giao dịch, họ sẽ nhận được 1 phần phí.
Gaming: Một trong những mảng ứng dụng NFTs nhiều nhất, Gaming có lẽ là chỗ mà NFT tỏa sáng. Trước giờ, khi chơi game, cho dù bạn nạp tiền vào game bao nhiêu hay cày cuốc như nào, nhân vật và vật phẩm trong game của bạn thực sự vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà phát hành. Với NFT bạn có thể THỰC SỰ sỡ hữu nhân vật trong game, hay các món đồ trong game mà mình chơi. Bạn cũng có thể dễ dàng giao dịch chúng, không gặp vấn đề gì.
Tài sản ảo: Ví dụ như Decentraland (MANA) hay Sandbox (SAND), bạn có thể sở hữu các mảnh đất “ảo” trên nền tảng của họ. Gọi là “ảo”, nhưng chúng có giá trị lẫn tác dụng thật. Ví dụ, khi sở hữu 1 mảnh đất trên SAND, bạn được quyền xây dựng cả 1 thế giới game ở trên đó. Nghe thú vị đúng không? Vậy tài sản thật thì sao?
Tài sản thật: Đây là 1 ứng dụng tương lai của Blockchain cũng như NFTs nói riêng, tuy nhiên trong tương lai, chúng ta có thể đem tài sản như đất đai lên Blockchain, mã hóa quyền sở hữu dưới dạng NFTs.
Thông tin và Identity: Có 1 điều khá buồn cười mà nhiều khi chúng ta không để ý, đó là nhiều khi FB, Google hay các công ty quảng cáo đang kiếm tương đối bộn tiền nhờ vào việc bán dữ liệu người dùng. Từ nhận diện khuôn mặt, lịch sử bằng cấp, cho đến dữ liệu tìm kiếm hay dữ liệu y tế. Vậy bây giờ, nếu bạn có thể ghi lại chúng, và tự bán thông tin của mình thì sao? Hay các chính phủ có thể mua lại dữ liệu di chuyển hay dữ liệu cá nhân của người dùng dưới dạng NFTs để có thể kiểm soát chúng ta thì sao?
Nghe có vẻ khá đáng sợ và viễn tưởng, nhưng thực sự nếu thành công và mở rộng trong tương lai, NFTs có thể biến cuộc sống chúng ta thành một tập phim Black Mirrors. Chỉ có điều mình nghĩ nó còn ở tương lai tương đối xa. Vậy tương lai trước mặt thì sao? Điều gì khiến NFTs tự nhiên trở nên hot như vậy?
Có 2 lý do chính: Đó là sự tăng trưởng của NFTs và NFTsFi
III. Tiềm năng và sự tăng trưởng của NFTs
Thực sự, đối với mình, NFTs là 1 công nghệ mới, hứa hẹn, và có RẤT NHIỀU chỗ để phát triển trong tương lai. Hiện tại, Market Cap của NFTs là còn quá bé, với tổng vốn hóa chỉ rơi vào 300 triệu $ cho các dự án ĐANG có người dùng thật, còn bé hơn vốn hóa của một Shitcoin DeFi vừa rồi.
Trong 2017, vốn hóa của NFTs chỉ là 30 triệu $. Sang đến 2018, nó đã tăng 6 lần. Và đến 2020, nó đã tăng gấp đôi.
Ứng dụng chủ yếu của NFTs mới chỉ là các game sử dụng Blockchain, như Crypto Kitties hay Sandbox. Tuy nhiên, nó có rất nhiều tiềm năng, khi mà trong 2020, hàng loạt team bóng đá Châu Âu như Arsenal hay Juventus, Westham… đang có ý định hợp tác với anh em nhà Winklevoss để ra mắt các thẻ bài sưu tập của các cầu thủ bóng đá nổi tiếng. Đây cũng chính là lý do khiến cho mình nghĩ đến tiềm năng lớn nhất của NFTs: Khả năng tiếp cận nguồn vốn khổng lồ.
Với mình, không có DeFi, Crypto 2020 sẽ chết, vì DeFi là trend duy nhất mang lại nguồn vốn từ bên ngoài đến với thị trường. Và NFTs cũng vậy. Người ta có thể không cần phải biết trade hay biết về công nghệ Blockchain để chơi Mèo Ảo trên Crypto Kitties, hay sưu tập thẻ bài bóng đá của Barcelona. Chính vì vậy, NFTs đang trở nên rất hot.
Và tất nhiên, nếu chúng ta kết hợp DeFi với NFTs, nhiều khả năng chúng ta sẽ còn tìm thấy 1 bộ đôi nhiều tiềm năng hơn nữa, hứa hẹn mang lại ROI tương đối lớn cho nhà đầu tư. Đó là NTFsFi: DeFi x NTFS. Bài viết sau của mình sẽ nói rõ hơn về chủ đề này.
CryptoHub.vn