Tôi muốn nhắc lại hai sai lầm phổ biến của các trader non kinh nghiệm khi lần đầu sử dụng fibo. Thứ nhất, fibo không phải là công cụ chủ đạo để xác định xu hướng mà chỉ là công cụ để đo lường xu hướng đó, nghĩa là khi áp fibo lên đồ thị thì anh em đã định ý trong đầu là giá lên hay xuống rồi. Thứ hai, cũng là cái tôi muốn đề cập trong bài viết này, đó là anh em không hiểu được điều kiện gì để vẽ fibo lên đồ thị trùng khớp với chuyển biến tâm lý đằng sau những biến động của giá.
Câu chuyện về bố cục vũ trụ
Tôi muốn nói về một vài thông tin hay ho của vũ trụ để anh em hiểu cái nguyên tắc trước, sau đó tôi sẽ trở lại câu chuyện của Fibonacci.
Và đây là một cách thể hiện quy luật Fibonacci dưới dạng hình học. Trong đồ thị giá chúng ta cũng có rất nhiều cách thể hiện quy luật fibonacci như là: thoái lui, mở rộng, quạt…
Trái đất chúng ta là một phần của hệ mặt trời (hay Thái Dương hệ), hệ mặt trời to lớn của chúng ta với nhiều hành tinh vận động trong đó tưởng là lộn xộn nhưng lại trật tự đến lạ kì, và tuân theo quy luật fibonacci. Bây giờ tôi áp dụng cách thể hiện trên lên vũ trụ, chúng ta sẽ phát hiện ra nhiều điều bất ngờ.
Thế đấy, anh em có nhận thấy tính chất “đồng dạng” giữa các quy mô trong quy luật fibo không?
– Hành tinh + vệ tinh của nó: ví dụ trái đất và mặt trăng, cả sao chổi và vành đai của nó… đều được bố trí theo bố cục fibonacci.
– Hệ mặt trời: nhiều hành tinh và vệ tinh của nó được bố trí xung quanh mặt trời, toàn bộ cấu trúc lớn hơn này cũng được bố trí theo bố cục fibonacci.
Bây giờ thử xét đến một tầm nhìn lớn hơn, với nhiều hệ hành tinh tương tự hệ mặt trời để tạo nên dải ngân hà (thiên hà).
Anh em có biết, có gần hai nghìn tỷ thiên hà như vậy được dự tính trong vũ trụ của chúng ta. Vũ trụ quá rộng lớn, và lại được sắp xếp một cách có chủ ý và trật tự. Thế nên tôi chẳng bao giờ tin vào phủ nhận của Stephen Hawking về sự tồn tại của thượng đế, dù tôi rất nể phục kiến thức của ông ấy (xin lỗi tôi lạc đề).
Câu chuyện của đồ thị giá
Trở lại với đồ thị bitcoin, anh em có thể hình dung đồ thị giá với khung thời gian từ nhỏ đến lớn, cũng sẽ tương tự như vũ trụ xét trong góc nhìn từ nhỏ đến lớn như trên đây. Nếu sự bố trí của các hành tinh trong vũ trụ dù ở mức độ nào còn không thoát khỏi bố cục fibo thì ắt hẳn những biến động lên xuống của giá cũng sẽ không nằm ngoài ràng buộc đó. Nhưng vấn đề khó nhất nằm ở chỗ này: anh em xem bảng so sánh sau.
Cấu trúc của vũ trụ | “Cấu trúc” giá của thị trường |
– Đi từ quy mô từ nhỏ đến lớn. (cụm hành tinh +vệ tinh -> hệ hành tinh -> dải ngân hà -> những cụm dải ngân hà –> … vô tận. | – Đi từ quy mô từ nhỏ đến lớn (khung thời gian nhỏ -> khung thời gian lớn -> cho đến những khung thời gian lớn hơn –>… thời gian kéo dài không biết chừng nào thị trường chấm dứt). |
– Cứ mỗi quy mô (nhỏ -> lớn) đều tuân theo bố cục fibonacci. | – Cứ mỗi quy mô (nhỏ -> lớn) đều tuân theo bố cục fibonacci. |
– Dễ dàng nhận thấy và áp bố cục fibonacci lên từng quy mô (nhỏ -> lớn) vì người nghiên cứu đã thấy rõ tổng cục của từng quy mô. | – Dễ dàng nhận thấy và áp bố cục fibonacci lên đồ thị quá khứ (từ khung thời gian từ nhỏ –> lớn) vì trader đã thấy rõ cái tổng cục của từng khung thời gian. |
– Không dễ dàng (gần như không thể) áp bố cục fibonacci lên những vùng/hệ cấu trúc khác của vũ trụ chưa được khám phá hay toàn thể vũ trụ vì không thể nào xác định được tổng cục của toàn vũ trụ. | – Không dễ dàng (gần như không thể) áp bố cục fibonacci lên những khoảng thời gian diễn biến giá chưa hoàn thiện, hay toàn bộ thị trường vì không thể nào xác định được toàn bộ tổng cục của thị trường, khi mà giá vẫn cứ tiếp diễn từng hồi. |
Như vậy, mấu chốt ở đây để thỏa mãn điều kiện lý tưởng cho sự chính xác của fibonacci chính là “tổng cục” (một khái niệm tôi tự đặt ra để cố diễn đạt cho anh em hiểu, chứ tôi chưa được đọc ở đâu về vấn đề này).Ví dụ, trái đất và mặt trăng quay quanh là một tổng cục nhỏ, sao hỏa và vành đai của nó là một tổng cục nhỏ, trong cái tổng cục lớn hơn là hệ mặt trời.
Người ta dễ dàng vẽ fibo lên các hành tinh và thiên hà vì người ta đã nghiên cứu và quan sát được nó, như vậy, trader cũng dễ dàng quan sát và áp các đường fibo lên đồ thị quá khứ vì mọi thứ đã được trình bày ra hết (dầu vậy cũng cần có chút kĩ năng trong việc này).
Ví dụ: tôi đưa ra một vài ví dụ về fibo trên “một câu chuyện đã rồi”, dựa trên những gì đã trải qua, từ khung thời gian nhỏ (trong ví dụ dưới là ngày) cho đến khung thời gian lớn (trong ví dụ dưới là tháng). Đừng quên đọc câu chú thích cho từng ví dụ.
Còn đây là một phát hiện thú vị của tôi khi áp fibo thoái lui lên toàn bộ lịch sử tăng giá của BTC theo chart tháng trên sàn BFX, nhưng không áp lên giá mà áp lên RSI.
Tương tự như vậy, anh em hãy thử soi chart quá khứ ở những khung thời gian nhỏ hơn (h12, h4, h1…chẳng hạn) để tìm kiếm những “tổng cục” nhỏ hơn, cũng sẽ dễ dàng vẽ ra được thôi.
Cái khó là xác định “tổng cục” khi mà nó chưa hình thành xong
Anh em thấy đó, vẽ fibo lên chart quá khứ rất dễ, vì mọi thứ đều đã trải qua rồi. Như tôi đã nói, mấu chốt cho việc vẽ được fibo để xác định các mức mà sự kiện giá xảy ra là vì đã nhìn thấy được cái “tổng cục” của chính khoảng thời gian đó. Nghĩa là đã biết được điểm kết thúc và điểm bắt đầu của “tổng cục” đó mà kéo fibo trên tradingview.
Nhưng hiện tại khi giá cứ đang tiếp diễn, làm sao anh em biết được kéo từ đâu tới đâu mà lập kế hoạch cho việc vào lệnh? Không có câu trả lời hay nguyên tắc chính xác cho việc này đâu. Thế nên điều kiện lý tưởng vẫn chỉ là lý tưởng. Tất cả cuối cùng đều trở về “dự đoán”. Nhưng khi anh em dự đoán trong sự hiểu biết như trên, sẽ khiến dự đoán anh em có căn cứ và giảm thiểu được rủi ro, chứ không phải vẽ bậy vẽ bạ cho có như giống người ta.
Hẹn anh em ở phần ba của serie, tôi sẽ hướng dẫn anh em sử dụng fibo thoái lui và fibo mở rộng. Tôi cần thời gian để tìm thêm kinh nghiệm thực chiến mà làm ví dụ cho anh em dễ hiểu.
Mmoers.com