Có thể nói, Định giá cổ phiếu là kỹ năng quan trọng khi đầu tư chứng khoán. Vậy Định giá cổ phiếu là gì? Và công thức định giá cổ phiếu được tính như thế nào? Hãy cùng Hãy Đầu Tư làm rõ trong bài viết sau.
1️⃣ Định giá cổ phiếu là gì?
Định giá cổ phiếu có thể hiểu là hoạt động giúp Nhà đầu tư xác định được có nên quyết định mua cổ phiếu đó hay không bằng việc xác định được giá trị thực của cổ phiếu đó trên thị trường chứng khoán.
Hoặc hiểu đơn giản hơn là giúp họ biết được mức giá nội tại của cổ phiếu là cao hay thấp. Từ đó đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý sao cho đạt lợi nhuận cao nhất.
Tuy nhiên, cái gì cũng không thể chính xác 100% và việc định giá cổ phiếu cũng như thế, khả năng sai số của nó tầm khoảng từ 5-20%.
✅ Ví dụ Định giá cổ phiếu
Giả như công ty A định giá cổ phiếu sản phẩm máy tính với giá trị xứng đáng là 300.000 đ, nhưng bán trên thị trường chỉ có 200.000đ. Khi đó, Nhà đầu tư sẽ tiến hành mua cổ phiếu. Có 2 trường hợp xảy ra:
Nếu giá cổ phiếu đó lớn hơn hoặc bằng 300.000đ, Nhà đầu tư sẽ bán ra cổ phiếu của mình.
Còn ngược lại, nếu giá cổ phiếu đó thấp hơn 200.000đ, nhà đầu tư sẽ phải bán cổ phiếu của mik để tránh lỗ hoặc tiếp tục chờ đợi nó tăng lên rồi bán ra sau đó.
2️⃣ Ý nghĩa của định giá cổ phiếu
Đối với doanh nghiệp: Giúp công ty huy động vốn và phản ảnh được tình hình hoạt động của công ty. Có 2 trường hợp xảy ra:
- Nếu giá cổ phiếu của công ty tăng cho thấy công ty đang hoạt động rất tốt khiến các Nhà đầu tư tin tưởng và mua cổ phiếu.
- Nếu giá cổ phiếu giảm, cho thấy tình hình hoạt động không ổn định và công ty cần phải xây dựng lại chiến lược kinh doanh của mình.
Đối với nhà đầu tư: Cũng như đã nói ở trên, giá cổ phiếu phản ánh trực tiếp tình hình hoạt động của công ty thì tại đây nó cũng ảnh hưởng đến quyết định mua cổ phiếu của các nhà đầu tư.
- Nhà đầu tư sẽ mua nếu giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực nhưng phải đảm bảo công ty hoạt động tốt và giá cổ phiếu sẽ tăng trong tương lai.
- Nhà đầu tư sẽ bán ra nếu giá cổ phiếu cao hơn giá trị thực nếu tình hình hoạt động của công ty không tốt và nhà đầu tư có nguy cơ sẽ lỗ nếu không bán ra cổ phiếu.
3️⃣ Các bước định giá cổ phiếu
Để khái quát thì có thể chia ra 5 bước cơ bản định giá cổ phiếu dành cho Doanh nghiệp:
- Bước 1: Trước khi đưa ra quyết định đầu tư thì bạn cần phải hiểu sơ bộ lĩnh vực và tình hình hoạt động của Doanh nghiệp mà bạn dự định mua cổ phiếu.
- Bước 2: Sau khi đánh giá tổng quan một lượt, bạn cần phải tính toán và ước lượng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai dựa vào kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp trong thời gian vừa qua.
- Bước 3: Sử dụng công thức và ước lượng chỉ số hợp lý để tính toán.
- Bước 4: Đưa ra các trường hợp cụ thể để tính toán:
-
- Trường hợp thông thường (cơ sở).
- Trường hợp thận trọng.
- Trường hợp xấu nhất.
-
- Bước 5: Phân tích kết quả ở bước trên và lựa chọn phương án kinh doanh.
4️⃣ Các phương pháp công thức tính định giá cổ phiếu
✅ Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E
Chỉ số P/E là hệ số định giá cổ phiếu dựa trên thu nhập của cổ phiếu.
Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E có công thức sau:
Giá cổ phiếu = Thu nhập trên mỗi cổ phiếu x Hệ số giá/thu nhập
Giá cổ phiếu = EPS x P/E
Kết quả của chỉ số P/E sẽ phản ánh được tình hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp:
- Nếu chỉ số P/E thấp có nghĩa là giá cổ phiếu thấp, vì tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp đang không ổn định.
- Còn nếu chỉ số P/E cao có nghĩa là giá cổ phiếu cao, Doanh nghiệp đang phát triển rất tốt và có triển vọng trong tương lai.
Ví dụ: Công ty A sản xuất đồng hồ và thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty là 5000 đồng, biết chỉ số P/E là 12. Vậy, nếu giá cổ phiếu của công ty A đang được giao dịch trên thị trường là 50.000 đồng thì Nhà đầu tư có nên đầu tư vào cổ phiếu này hay không?
Cách giải như sau:
Giá cổ phiếu (PA) = EPS A x P/E ngành = 5000 x 12 = 60.000 đồng
Trong khi đó, giá hiện đang giao dịch trên thị trường của công ty A là 50.000 đồng.
50.000 đồng < 60.000 đồng => Nhà đầu tư nên mua cổ phiếu.
✅ Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B
Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B (PBR) có nghĩa là tỷ số giữa giá thị trường và giá trị sổ sách của một cổ phiếu. Chỉ số này chỉ được sử dụng khi bạn cho rằng chỉ số sổ sách là hệ số quan trọng đại diện cho giá trị của Doanh nghiệp.
Định giá cổ phiếu bằng chỉ số P/B có công thức như sau:
P/B = Giá thị trường / Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu
Hay P/B = Vốn hóa công ty / Vốn chủ sở hữu
Trong đó:
- P = Price = Market Price: Giá thị trường tại thời điểm giao dịch.
- B = Book Value: Giá trị sổ sách của một cổ phiếu
Kết quả của chỉ số P/B sẽ phản ánh được tình hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
- Nếu chỉ số P/B thấp có nghĩa là giá cổ phiếu của Doanh nghiệp thấp, vì tình hình kinh doanh đang không ổn định hoặc đang gặp vấn đề.
- Còn nếu chỉ số P/B cao có nghĩa là giá cổ phiếu cao, Doanh nghiệp đang phát triển rất tốt và có triển vọng trong tương lai. Hoặc công ty có nhiều tài sản cố định và vốn đầu tư từ các công ty khác.
Ví dụ: Cổ phiếu của công ty A có giá niêm yết trên sàn chứng khoán là 150.000đ/1 cổ phiếu, giá trị sổ sách của một cổ phiếu hiện tại là 14.000đ.
Giải
P/B = 150.000/14.000 = 10.71 => Doanh nghiệp đang hoạt động rất rốt
Nếu chỉ số < 1 tài sản thực tế của Doanh nghiệp thấp và đang làm ăn không tốt, còn nếu chỉ số càng lớn hơn 1 thì ngược lại.
✅ Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/S
Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/S có nghĩa là tỷ số giữa giá cổ phiếu và giá trị doanh thu mỗi cổ phần. Chỉ số P/S được sử dụng trong trường hợp các Doanh nghiệp mới kinh doanh nên chưa có lợi nhuận để tính chỉ số P/E.
Chỉ số P/S có công thức như sau:
P/S = Giá cổ phiếu/ Doanh thu mỗi cổ phần.
Doanh thu mỗi cổ phần = Tổng doanh thu/ Số lượng cổ phiếu lưu hành
Trong đó:
- Giá cổ phiếu còn được gọi là Tổng vốn hóa
- Doanh thu mỗi cổ phần còn gọi là Tổng doanh thu thuần
✅ Định giá cổ phiếu theo phương pháp PEG
Định giá cổ phiếu theo phương pháp PEG là sự so sánh giữa tỷ số P/E với tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS của cổ phiếu (G). Có công thức như sau:
PEG = P/E / G
Trong đó: G = [(EPS sau – EPS trước) / EPS trước] x 100
Ví dụ: Công ty A đang có chỉ số P/E = 10, tốc độ tăng trưởng G = 14(%).
PEG = 10/14 = 0.9
5️⃣ Tổng kết
Qua bài viết trên Hãy Đầu Tư hy vọng sẽ giúp bạn nắm được những thông tin, kiến thức cần thiết về khái niệm, ý nghĩa và các công thức tính định giá cổ phiếu.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay cần tìm hiểu thêm về thị trường chứng khoán, có thể tìm hiểu tại chuyên mục >> Kiến Thức Chứng Khoán << của www.HayDauTu.com.
Kiến thức được Hãy Đầu Tư tham khảo và tổng hợp từ:
- Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – Định giá cổ phiếu và cách tính định giá cổ phiếu– 13/07/2022
- DNSE – 3 công thức định giá cổ phiếu đơn giản– 13/07/2022