Khi đầu tư vào chứng khoán ta hay nghe về chỉ số ROA, vậy ROA là gì? Cách tính như thế nào? ROA có ý nghĩa gì đối với các Nhà đầu tư và Doanh nghiệp? Hãy cũng Hãy Đầu Tư làm rõ trong bài viết sau.
1️⃣ Chỉ số ROA là gì?
Chỉ số ROA (Return on Assets) là chỉ số dùng để đo lường khả năng sinh lợi của công ty trên những đồng vốn mà công ty đang sở hữu (gồm có vốn vay và vốn chủ sở hữu). Nghĩa là tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng hay lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông trên tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp.
✅ Ý nghĩa của chỉ số ROA
Chỉ số ROA phản ánh lợi nhuận được sinh ra từ tổng số vốn mà công ty có được. Nó cho bạn thấy công ty này có hoạt động hiệu quả từ đồng vốn đó hay không.
- Nếu chỉ số ROA càng cao thì công ty đang hoạt động rất tốt, lợi nhuận kiếm được vượt trên số vốn đầu tư ban đầu.
- Nếu chỉ số ROA thấp cho thấy rằng chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty là không phù hợp, công ty cần điều chỉnh kịp thời để thoát khỏi tình trạng thua lỗ.
Chỉ số ROA của mỗi ngành kinh doanh là khác nhau nên các bạn cần phải so sánh chỉ số ROA với các lĩnh vực tương tự.
✅ Công thức tính chỉ số ROA và ví dụ
Chỉ số ROA có công thức tổng quát như sau:
Trong đó:
-
- Lợi nhuận sau thuế là số tiền còn lại sau khi lấy Doanh thu trừ chi phí.
- Tống vốn đầu tư bao gồm vốn vay và vốn chủ sở hữu.
Ví dụ:
Công ty A có lợi nhuận sau thuế là 20 tỷ đồng với tổng số vốn đầu tư là 50 tỷ đồng
=> Công ty A có chỉ số ROA = x 100% = 40%
Công ty B có lợi nhuận sau thuế cũng là 20 tỷ đồng với số vốn đầu tư là 100 tỷ đồng
=> Công ty B có chỉ số ROA = x 100% = 20%
Vậy công ty A sử dụng vốn đầu tư hiệu quả hơn.
2️⃣ Những điều cần chú ý khi dùng chỉ số ROA
Như đã nói ở trên, mỗi lĩnh vực sẽ có chỉ số ROA khác nhau nên Nhà đầu tư không thể so sánh chỉ số ROA giữa hai ngành không tương tự.
Ví dụ: Ở các Doanh nghiệp sản xuất xe máy, ô tô hay các thiết bị điện tử có nhiều tài sản cố định, vậy nên chỉ số ROA của họ thường thấp. Nhưng điều đó không có nghĩa là Doanh nghiệp đó kinh doanh không hiệu quả. Mà nhà đầu tư còn cần xét nhiều yếu tố khác như vốn vay, vốn cổ đông góp vào, …
-
- Muốn phán đoán của mình chính xác hơn, Nhà đầu tư cần kết hợp so sánh với các chỉ số khác như P/E, ROE, …
3️⃣ Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt trong thị trường chứng khoán
Không thể có con số chính xác để nhận định một chỉ số này là tốt và chỉ số kia là xấu đối với tình hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Nó chỉ được khái quát dựa vào 3 yếu tố sau:
- Nhà đầu tư cần xem xét Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào
- So sánh chỉ số ROA của Doanh nghiệp mình với Doanh nghiệp của đối thủ cùng ngành
- So sánh chỉ số ROA hiện tại với chỉ số ROA trong quá khứ của Doanh nghiệp
FULL BÀI VIẾT CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ CHI TIẾT:
Chứng khoán là gì? Hướng dẫn cơ bản trước khi đầu tư chứng khoán
✅ Nhà đầu tư cần xem xét Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào
Tên công ty | Ngành | ROA (%) |
Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn | Vật liệu xây dựng | 3,50 |
Công ty cổ phần Chứng khoán VIX | Môi giới chứng khoán và hàng hóa | 16,92 |
Tập đoàn Dệt May Việt Nam | Môi giới chứng khoán và hàng hóa | 1,73 |
Như đã thấy, mỗi lĩnh vực sẽ phản ánh chỉ số ROA khác nhau, nên không thể đánh giá Doanh nghiệp nào quản lý vốn của mình tốt hơn.
✅ So sánh chỉ số ROA của công ty với đối thủ cùng ngành
Ví dụ: Chỉ số ROA trung bình của ngành Dệt may là 2% vào năm 2021. Cũng năm này:
-
- Công ty A có chỉ số ROA là 3%
- Công ty B có chỉ số ROA là 1%
- Công ty C có chỉ số ROA là 5%
=> Công ty C hoạt động và quản lý tài sản hiệu quả hơn công ty A và B so với mức chỉ số trung bình.
✅ So sánh chỉ số ROA hiện tại với chỉ số ROA trong quá khứ của Doanh nghiệp
Chỉ so sánh với đối thủ cạnh tranh của mình thì chưa đủ, Doanh nghiệp cần xem xét với chính mình trong quá khứ để tránh trường hợp ngủ quên trên chiến thắng hoặc chỉ số giảm nhưng vẫn lớn hơn trung bình ngành và thực chất quá trình kinh doanh không thực sự hiệu quả.
Ví dụ: Công ty A có:
Đơn vị: Tỷ đồng | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 |
Lợi nhuận ròng | 500 | 800 | 700 | 1000 | 1200 |
Tổng tài sản | 4000 | 4200 | 4150 | 4300 | 4350 |
ROA (%) | 19 | 16,9 | 23,3 | 27,6 |
Từ kết quả trên cho thấy công ty A đã hoạt động tốt hơn từ năm 2019
4️⃣ Chỉ số ROA có ưu và nhược điểm nào?
✅ Ưu điểm
- Công thức tính chỉ số ROA khá đơn giản mà bất cứ Nhà đầu tư nào, dù mới tìm hiểu thị trường chứng khoán cũng có thể sử dụng để phân tích cổ phiếu.
- Dựa vào chỉ số này, Nhà đầu tư và Doanh nghiệp có thể có cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cũng như đánh giá được số tài sản mà công ty bỏ ra đầu tư có thật sự hiệu quả.
✅ Hạn chế
Chỉ số này không phản ánh chính xác toàn bộ mà chỉ là một khía cạnh của Doanh nghiệp, nó còn cần kết hợp với rất nhiều chỉ số khác để giảm mức độ sai số trong quá trình tính toán.
Mỗi ngành có một chỉ số khác nhau nên đòi hỏi Nhà đầu tư cần có sự hiểu biết chi tiết về chỉ số ROA trong ngành đó để xem xét.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp mỗi năm sẽ khác nhau, nên chỉ số ROA cũng chịu biến động theo. Vậy nên khi so sánh chỉ số này trong 1 năm, 2 năm ngắn ngủi sẽ không chính xác. Nhà đầu tư cần xét chỉ số ROA trong thời gian dài.
Vì báo cáo hoạt động kinh doanh là từ phía Doanh nghiệp, nên có thể Doanh nghiệp sẽ tăng hoặc giảm con số lợi nhuận thực tế dẫn đến chỉ số ROA không thực sự chính xác.
Có thể bạn quan tâm: Chỉ số ROE là gì? Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE
5️⃣ Tổng kết
Qua bài viết trên, Hãy Đầu Tư đã giúp bạn làm rõ Chỉ số ROA là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với Nhà đầu tư và Doanh nghiệp? Cách tính chỉ số ROA và những lưu ý cần thiết. Hãy Đầu Tư hy vọng đã giúp bạn giải đáp được phần nào những thắc mắc của mình.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về chứng khoán và thị trường chứng khoán, quý vị có thể tham khảo tại chuyên mục >>Kiến thức Chứng khoán<< của www.HayDauTu.com.
Kiến thức được Hãy Đầu Tư tham khảo và tổng hợp từ:
- Banktop – Công thức ROA– 15/7/2022
- VNexpress – ROA là gì?– 15/7/2022
- FTV Create the future – ROA là gì?– 15/7/2022