Chứng quyền là hình thức đầu tư được khá nhiều người quan tâm hiện nay từ khi ra mắt. Hãy Đầu Tư sẽ chia sẻ tất tần tật thông tin về chứng quyền ngay trong bài viết này.
1️⃣ Chứng quyền là gì?
Chứng quyền hay có tên tiếng Anh là Stock Warrant, là một loại chứng khoán (CK) do doanh nghiệp phát hành và cung cấp đến người mua quyền mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó tại một mức giá đã xác định trước trong tương lai.
2️⃣ Đầu tư chứng quyền mang lại lợi nhuận hay rủi ro?
✅ Điểm hấp dẫn
Điểm thú vị mà nhiều người thích chơi chứng quyền đó là bởi những lý do sau:
- Mức gia tương đối rẻ
- Khả năng có đòn bẩy cao
- Mức chi phí giao dịch thấp hơn
- Có nhiều tiềm năng giá cao và rủi ro bị lỗ khá thấp
- Thanh khoản cực tốt vì có những nhà tạo lập thị trường.
- Không giới hạn room sở hữu với những người đầu tư ngoài nước
Ví dụ cụ thể: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát phát hành chứng quyền CHPG có mức giá là 1,000đ/chứng quyền với kỳ hạn là 1 năm. Người sở chứng quyền này sẽ mua cổ phiếu của doanh nghiệp với mức giá 45,000đ/cp.
Tuy nhiên, trong trường hợp cổ phiếu xuống giá quá thấp, thấp hơn 44,000đ/cp thì bạn có thể lựa chọn không mua cổ phiếu, chấp nhận chịu lỗ 1,000đ/cp.
Có thể bạn cần: NAV là gì? NAV quan trọng thế nào trong chứng khoán
✅ Điểm rủi ro
- Rủi ro lớn nhất của chứng quyền là khả năng thanh toán của những nhà phát hành.
- Rủi ro đòn bẩy là một điểm trừ thứ 2. Nó là % đổi giá chứng quyền lớn hơn so với % thay đổi TSCS.
- Bị giới hạn về khả năng thanh khoản trên thị trường thứ cấp.
- Khả năng lập thị trường của tổ chức phát hành chứng quyền.
- Vòng đời giới hạn khá thấp. Khi đáo hạn thì các chứng quyền của bạn không còn giá trị.
- Giá trị bị suy giảm theo thời gian gần ngày đáo hạn mặc dù tài sản cơ sở, biến động giá không có thay đổi.
3️⃣ Chứng quyền có đảm bảo là gì?
Chứng quyền có đảm bảo hay còn được gọi với tên tiếng Anh là Covered Warrant-CW là một loại chứng khoán được phát hành bởi tổ chức tài chính, cung cấp tới người mua quyền mua cổ phiếu của một doanh nghiệp cụ thể với mức giá đã xác định trước trong tương lai.
Ví dụ: CW của cổ phiếu CHPG2016 được Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (mã: HSC) phát hành.
Khác với chứng quyền được phát bởi công ty chủ quản, HSC sẽ không có quyền phát hành thêm cổ phiếu HPG để trả cho nhà đầu tư tại lúc đáo hạn.
Vậy nên các doanh nghiệp tài chính phát hành chứng quyền phải cho xây dựng kho chứng quyền, điều này đồng nghĩa với việc trước khi tung chứng quyền ra họ phải sở hữu một lượng cổ phiếu HPG nhất định để làm tài sản bảo đảm cho việc phát hành CW.
4️⃣ Hướng dẫn cách chơi chứng quyền có đảm bảo cho người mới
Chứng quyền là một kiểu đầu tư khá phức tạp và cần rất nhiều thời gian để nâng cao trình độ vì vậy người mới khi tham gia sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết nhất về cách chơi chứng quyền có đảm bảo của chúng tôi.
✅ Cách đọc mã chứng quyền có đảm bảo chuẩn xác nhất
Ví dụ: Một mã chứng quyền có đảm bảo là CVNM1901, tức là Chứng quyền mua có đảm bảo của cổ phiếu VNM được phát hành vào năm 2019 trong đợt lần thứ 1.
Trong đó:
- C: Call CW mua
- VNM: là 3 ký tự mã chứng khoán của doanh nghiệp
- 19: là năm phát hành CW
- 01: là đợt phát hành cho cùng 1 tài sản cơ sở.
Bất kể lúc nào phát hành chứng quyền, các công ty đều phải công bố thông tin đầy đủ về loại chứng quyền đó như thông tin của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh, rủi ro, triển vọng,… thông qua bảng Bản cáo hạch.
Xem thêm: Tài sản ròng là gì? Cách tính giá trị tài sản ròng CHI TIẾT CỤ THỂ
✅ Thuật ngữ liên quan đến chứng quyền
Thuật ngữ | Tiếng Anh | Giải thích | Ví dụ bằng CVNM1901 |
Giá chứng quyền (CQ) | Premium | Là chi phí mà bạn phải bỏ ra để có thể sở hữu được chứng quyền. | 20,870 VND |
Giá thanh toán | Settlement price | Là giá xác định khoản tiền thanh toán phù hợp cho người đầu tư vào thời điểm ra lệnh. | Sẽ được tổ chức phát hành công bố vào ngày đáo hạn chứng quyền |
Giá thực hiện | Strike price | Là giá mà NĐT thực hiện để mua quyền chứng khoán cơ sở khi sản phẩm chứng quyền đó đáo hạn. | 90,000 VND |
Thời hạn chứng quyền | Maturity | Thời gian lưu hành của một chứng quyền ít nhất là 3 năm và cao nhất là 2 năm | 5 tháng |
Tỷ lệ chuyển đổi | Conversion ratio | Chính là số lượng chứng quyền mà một NĐT cần có để mua 1 chứng khoán cơ sở (CKCS). | 1:1 (có nghĩa là bạn cần có 1 chứng quyền để mua 1 cổ phiếu của VNM) |
Ngày đáo hạn | Expiration date | Ngày cuối cùng mà người có chứng quyền được thực hiện | 26/12/2019 |
Ngày giao dịch cuối cùng | Last trading day | Trước 2 ngày làm việc so với thời gian đáo hạn. Ngày này sẽ là ngày cuối cùng CQ được phép giao dịch.
Nếu CQ bị hủy niêm yết do CKCS bị hủy niêm yết thì ngày này trùng với ngày giao dịch lần cuối của CKCS. |
24/12/2019 |
Ngày thanh toán | Settlement date | Ngày NĐT nhận tiền thành toán bởi những tổ chức phát hành những CQ có lãi. | 06/01/2019 |
✅ Cách mua chứng quyền có đảm bảo phù hợp
Dưới đây là 2 cách mua chứng quyền thường được các nhà đầu tư lựa chọn mà bạn có thể tham khảo.
Cách 1: Bạn có thể mua chứng quyền ở thị trường sơ cấp ngay khi công ty vừa mở bán sản phẩm trên thị trường. Đây là hoạt động được thực hiện giữa nhà đầu tư và công ty phát hành CW. Người mua chỉ cần điền đầy đủ thông tin theo form của bên công ty chứng khoán là được.
Cách 2: Người mua giao dịch tại thị trường thứ cấp sau khi CW được tung ra trên thị trường chứng khoán. Những người mua chứng quyền sẽ được chuyển nhượng từ những nhà đầu tư khác đang sở hữu CW. Ở cách này bạn sẽ tiến hành giao dịch trên tài khoản chứng khoán của mình.
✅ Cách tính giá chứng quyền có đảm bảo
Giá phát hành của chứng quyền sẽ do các công ty chứng khoán quyết định. Thông thường mức giá chứng quyền sẽ thấp hơn mức giá chứng khoán cơ sở. Cụ thể là:
Vào ngày đáo hạn chứng quyền, nếu giá thực hiện của CW thấp hơn giá thanh toán của chứng khoán cơ sở thì nhà đầu tư sẽ được nhận phần chênh lệch bằng tiền.
Tại đây: giá thanh toán sẽ được xác định bằng giá bình quân của chứng khoán cơ sở trong 5 ngày giao dịch gần nhất trở lại đây (không tính ngày đáo hạn CW). Số tiền thanh toán mà bạn nhận được sẽ được tính như sau:
Tiền thanh toán cho/ chứng quyền = (Giá thanh toán – Giá thực hiện) / tỷ lệ chuyển đổi
Nếu chưa đáo hạn thì giá chứng quyền có đảm bảo được tính theo công thức sau:
Giá trị CW = Giá trị nội tại + Giá trị thời gian nắm giữ
Trong đó:
- Giá trị nội tại: khoảng cách chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở. Giá trị này phụ thuộc vào sự biến động, chênh lệch của chứng khoán cơ sở. Do đó, chỉ những chứng quyền có lãi mới có giá trị nội tại dương.
- Giá trị thời gian nắm giữ: Là khoảng cách chênh lệch giữa giá trị nội tại và giá chứng quyền có đảm bảo. Thời gian nắm giữ chứng quyền càng dài thì càng gần tới ngày đáo hạn thì giá trị càng lớn.
✅ Thời gian đáo hạn của chứng quyền có đảm bảo
Ngày đáo hạn chứng quyền có đảm bảo là ngày cuối cùng mà chủ sở hữu CW được phép tiến hành chứng quyền. Thời hạn của chứng quyền ít nhất là 3 tháng và tối đa là 24 tháng kể từ ngày phát hành. Thời gian đáo hạn sẽ do bên công ty phát hành quyết định theo chiến lược phân bổ riêng.
Trên đây là những hướng dẫn của Hãy Đầu Tư về cách tham gia chứng quyền cho những người mới bắt đầu. Có thể thấy rằng, đầu tư chứng quyền sẽ mang lại rất nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư nhưng cần phải hiểu rõ cách chơi chứng quyền để tránh những rủi ro. Hy vọng những chia sẻ trên đây trong chuyên mục Chứng Khoán đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức đầu tư này.
Bài viết được tham khảo bởi:
- hsc.com.vn – Chứng quyền có đảm bảo – 18/08/2022
- vnexpress.net – Chứng quền có đảm bảo – 18/08/2022
- yuanta.com.vn – Chứng quyền là gì? Thế nào là chứng quyền có đảm bảo? – 18/08/2022