Chỉ số P/E cực kỳ QUAN TRỌNG trong chứng khoán. Vì vậy, Hãy Đầu Tư đã tìm hiểu và chia sẻ thông tin liên quan đến con số P/E này nhé!
1️⃣ Chỉ số P/E là gì?
Chỉ số P/E (viết tắt của Price to Earning Ratio) được sử dụng để đo lường tỷ lệ giữa giá thị trường của cổ phiếu với thu nhập trên mỗi cổ phiếu. P/E là chỉ số và được coi là một tiêu chí vô cùng quan trọng để định giá cổ phiếu bạn đang muốn đầu tư.
Khi chỉ số này thấp, người ta có thể hiểu rằng giá cổ phiếu đang rẻ và ngược lại nếu chỉ sô này cao nghĩa là cổ phiếu đang lên giá. Cụ thể hơn, P/E là điểm hòa vốn ước tính để biết sẽ mất bao lâu để lấy lại vốn gốc.
Ví dụ: Một cổ phiếu có giá là 20.000 đồng và lãi 2.000 đồng/ năm. Như vậy nhà đầu tư sẽ cần đến 10 năm mới lấy lại được vốn.
Xem thêm: NAV là gì? NAV quan trọng thế nào trong chứng khoán
2️⃣ Ý nghĩa của chỉ số P/E
Đối với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán luôn có những thắc mắc cổ phiếu nào có lợi suất cao, cổ phiếu này có quá đắt hay không, hay bạn đã mua được cổ phiếu tốt với giá hời. Để nhà đầu tư có thể lựa chọn đúng loại cổ phiếu đã đầu tư vào với mức giá tốt hay chưa thì cần phải tính toán tỷ lệ P/E.
P/E là chỉ số thể hiện mức giá bạn sẵn sàng trả cho một đồng thu nhập từ cổ phiếu, hoặc số tiền bạn sẵn sàng trả cho cổ phiếu của một công ty dựa trên thu nhập của công ty đó.
Ví dụ: Công ty Cổ phần Thế giới Di động (mã: MWG) hiện có tỷ lệ P / E là 10,53 điều đó có nghĩa là nhà đầu tư đồng ý bỏ ra 10,53 đồng để đổi lấy 1 đồng thu nhập của MWG.
3️⃣ Công thức tính chỉ số P/E
Chỉ số P/E = Thị giá cổ phiếu (Price) / Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu (EPS)
Để tính toán chỉ số P/E của một công ty, bạn cần xác định hai yếu tố tạo nên chỉ số. Đó là giá (Price) và thu nhập (EPS) trên mỗi cổ phiếu.
- Giá là giá thị trường của cổ phiếu.
- Thu nhập ở đây được tính là thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
EPS là biến số quan trọng nhất, EPS là lợi nhuận mà một công ty phân chia cho mỗi cổ phần đang lưu hành trên thị trường, nó cho thấy tiềm năng có thể tạo ra được lợi nhuận của công ty.
Có thể bạn cần: Chỉ số P/B trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa và cách tính
4️⃣ Áp dụng chỉ số P/E vào lựa chọn cổ phiếu như thế nào?
Như chúng tôi đã nói trước đó, P/E là một ước tính sơ bộ. Nó không nên được sử dụng trong mọi quyết định giao dịch cổ phiếu, nhưng nó là một phương pháp đo lường xu hướng của cổ phiếu.
Dựa trên P/E, nhà đầu tư có thể lựa chọn cổ phiếu có thể tăng trong tương lai
P/E cao: Cho biết công ty hoạt động không hiệu quả dẫn đến EPS thấp, hoặc có thể bằng 0.
P/E thấp: Cho biết thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu (EPS) cao, giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định mua.
Tuy nhiên, tỷ lệ P/E thấp có thể là do công ty có thu nhập bất thường (từ việc thanh lý tài sản hoặc bán công ty con, v.v.), nhưng những khoản lãi đó không phải là lợi nhuận bền vững, chúng không phải từ hoạt động kinh doanh chính và chúng thường không xảy ra trong tương lai.
Cũng có thể do các cổ đông hiện hữu không còn nhìn thấy tiềm năng tăng trưởng của công ty, họ quyết định bán và chốt lời khiến giá cổ phiếu giảm xuống dẫn đến tỷ lệ P / E thấp.
Nhìn chung, thị trường rất khó dự đoán và P/E cao hay thấp tại bất kỳ thời điểm nào chỉ là mức tạm thời và chỉ là điểm tham khảo chứ không nên dựa vào khi mua và bán. Tỷ lệ P/E hiện tại cao hay thấp không nói lên nhiều điều, nó cần được so sánh với tỷ lệ P/E toàn ngành và mức tăng trưởng thu nhập và lợi nhuận dự kiến của công ty.
5️⃣ P/E giúp chọn cổ phiếu có tính thanh khoản cao
Nếu như chỉ số P?E cao hơn thì các cổ phiếu này sẽ có tính ổn định cao hơn và nhìn chung không có tăng đột biến như các phiểu có vốn hóa lớn. Có thể chọn cổ phiếu P E cao nhưng có tính thanh khoản tốt trong cùng một ngành và sử dụng chỉ số P/E của ngành đó để so sánh. Sự thận trọng vẫn là điều quan trọng nhất khi đưa ra quyết định đầu tư.
6️⃣ Ưu, nhược điểm của phương pháp chỉ số P/E
Ưu điểm: Chỉ với một vài thao tác đơn giản, bạn có thể dễ dàng tính được tỷ lệ P/E của công ty mình, do đó chỉ số này được nhiều nhà đầu tư mới trên thị trường sử dụng. P/E phản ánh được cả thu nhập hoạt động của doanh nghiệp (EPS) và tâm lý thị trường (giá cả), làm cho nó trở thành một chỉ số tốt để đánh giá một công ty một cách đơn giản.
Nhược điểm: Nếu một công ty hoạt động kém hiệu quả và làm ăn thua lỗ ( thì dẫn đến chỉ số EPS âm), hệ số P/E của công ty này cũng là vô dụng.
7️⃣ Kết luận chỉ số P/E
Nhìn chung, bài viết trên đã giúp bạn hiểu được ý nghĩa của chỉ số P/E là gì và công thức tính toán cơ bản. Hy vọng bạnvcó thể đánh giá thị trường trước khi chọn được cho mình một cổ phiếu phù hợp. Tuy, để bạn có thể đầu tư một cách an toàn thì bạn cần tham khảo thêm một số chỉ số tài chính khác. Đặc biệt sự thận trọng vẫn là một điều quan trọng khi đầu tư.
Bài viết này của Hãy Đầu Tư thuộc chuyên mục Chứng Khoán, theo dõi những bài viết hay của chúng tôi trong thời gian sắp tới nhé!
Bài viết này đã được tham khảo nguồn từ:
- vnexpress.net – Chỉ số P/B, P/E là gì? – 14/08/2022
- govalue.vn – Chỉ số P/E là gì? Chỉ số P/E như thế nào là tốt? (+Ví dụ) – 14/08/2022
- timo.vn – Chỉ số P/E là gì? Ý nghĩa và công thức tính chỉ số P/E – 14/08/2022