Có thể nói, chỉ số ROE có vai trò rất quan trọng trên thị trường chứng khoán. Nó phản ánh lợi nhuận sinh ra trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. Để hiểu rõ hơn Chỉ số ROE là gì? Cách tính ROE như thế nào? Ý nghĩa của chỉ số này trong thị trường chứng khoán ra sao? Hãy cũng Hãy Đầu Tư làm rõ trong bài viết sau.
1️⃣ Chỉ số ROE là gì?
Chỉ số ROE (Return On Equity) thường được gọi là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Chỉ số ROE là tỷ số phản ánh giữa lợi nhuận sau thuế với mức độ hiệu quả sử dụng vốn (không tính vốn vay) của một Doanh nghiệp
🥇 Công thức tính chỉ số ROE và ví dụ
Chỉ số ROE có công thức tổng quát như sau:
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường.
- Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp.
Ví dụ: Bà A có dư một số tiền là 20 triệu đồng, bà quyết định mở một tiệm Hoa nhỏ với số vốn đó. Vì bán tại nhà nên bà A không cần thuê mặt bằng và không cần mượn thêm tiền. Sau 6 tháng bán Hoa, bà A thu được tổng lợi nhuận là 10 triệu.
=> Vậy chỉ số ROE = (10.000.000/20.000.000) x 100% = 50 %
2️⃣ Chỉ số ROE có ý nghĩa gì trong thị trường chứng khoán
Như đã nói, chỉ số ROE là kết quả của tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp. Nên chỉ số ROE sẽ tỷ lệ thuận với thu nhập của công ty.
- Nếu chỉ số ROE càng cao chứng tỏ công ty đó đã sử dụng nguồn vốn hiệu quả, có chiến lược kinh doanh hợp lý đem lại lợi nhuận.
- Ngược lại, nếu chỉ số ROE thấp và không ổn định, chứng tỏ công ty đã có những quyết định không đúng đắn và cần khắc phục ngay lập tức để cải thiện tình trạng bất lợi này.
Các cổ đông khi tham gia đầu tư sẽ dựa vào chỉ số này để đánh giá mức lợi tức thu được từ công ty mà mình góp vốn bằng cách mua cổ phiếu.
Doanh nghiệp muốn giữ chân Nhà đầu tư của mình thì họ cần đảm bảo chỉ số này luôn ở mức cao hay ít nhất là phải ổn định qua các năm.
Để xác định lợi thế cạnh tranh, Doanh nghiệp cần so sánh chỉ số ROE của mình với chỉ số ROE trung bình của lĩnh vực mà Doanh nghiệp đang đầu tư.
3️⃣ Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?
Để đánh giá khách quan chỉ số này có tốt với Doanh nghiệp hay không còn phụ thuộc vào lĩnh vực mà Doanh nghiệp đó tham gia kinh doanh.
Giả như ngành này có chỉ số ROE cao hơn ngành kia, nếu đem ra so sánh thì quá khập khiễng và không chính xác.
Chỉ số ROE sẽ được dùng để so sánh với chỉ số ROE trung bình của ngành. Thông qua đó Doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ tạo ra lợi nhuận dựa trên số vốn đầu tư.
Ví dụ: Giả sử ROE tiêu chuẩn của ngành dệt may là 15%, công ty A có mức ROE ổn định qua 5 năm xấp xỉ là 20%
=> Công ty A đã sử dụng hiệu quả số vốn của mình để tạo ra lợi nhuận trên mức trung bình.
4️⃣ Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số ROE
🥇 Ưu điểm
- Thể hiện rõ tỷ lệ phần trăm lợi nhuận thu được từ đồng vốn mà chủ sở hữu góp vào.
- Giúp nhà đầu tư điều chỉnh chiến lược kinh doanh hợp lý bằng các so sánh chỉ số từ các khoản đầu tư cổ phiếu. trước đó
🥇 Nhược điểm
Mặc dù dựa vào chỉ số này, ta có thể đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng vốn của Doanh nghiệp có thật sự tốt hay không. Nhưng nó cũng có những sai số nhất định phụ thuộc vào tác động của hoàn cảnh.
✔️ Sự chênh lệch về độ chính xác của chỉ số ROE
Trong quá trình đưa ra con số lợi nhuận sau thuế của Doanh nghiệp, rất có thể ở dữ liệu nào đó đã được Doanh nghiệp hạch toán không chính xác. Từ đó chỉ số ROE cũng có thể bị bóp méo.
Hoặc trong trường hợp lợi nhuận qua các năm của Doanh nghiệp thay đổi lên xuống thất thường cũng khiến chỉ số ROE không hoàn toàn đúng.
Vì chỉ số ROE không bao gồm tài sản vô hình (thương hiệu, bằng sáng chế, …) cũng khiến cho phép tính này trở nên sai lệch.
✔️ Chỉ số ROE phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu
Trong trường hợp cổ đông (ban quản lý công ty) mua lại cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán sẽ khiến chỉ số tăng cao. Bởi vì tổng vốn chủ sở hữu bình quân bị thu hẹp.
✔️ Chỉ số ROE không thể đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn của Doanh nghiệp
Như đã nói ở trên, còn rất nhiều yếu tố khiến cho chỉ sô này thay đổi so với độ chính xác thực của nó. Vậy nên Nhà đầu tư và doanh nghiệp còn cần phải kết hợp với nhiều chỉ số khác để cho ra kết quả đúng nhất.
5️⃣Mối quan hệ của chỉ số ROA và ROE
Để xét về mối quan hệ giữa hai chỉ số này, ta cần nhắc đến một cụm từ là “đòn bẩy tài chính”.
Đòn bẩy tài chính (ĐBTC) có công thức sau:
ĐBTC = Tổng tài sản / vốn chủ sở hữu = ROE/ROA
Theo như công thức trên, nếu Đòn bẩy tài chính của công ty càng thấp cho thấy rằng công ty đó đã sử dụng vốn hiệu quả.
Ngược lại nếu đòn bẩy tài chính cao, công ty đó đang phải hoạt động dựa vào rất nhiều vốn vay từ bên ngoài.
Ngoài ra, đòn bẩy tài chính còn phụ thuộc vào 3 yếu tố là lợi nhuận biên, vòng quay tài sản và ROE. Ta có công thức sau:
ROE = Lợi nhuận biên X Vòng quay tài sản X Đòn bẩy tài chính
Nếu muốn chỉ số ROE tăng, Doanh nghiệp cần phải tăng một trong ba chỉ số kia.
Lợi nhuận biên = Lợi nhuận sau thuế/doanh thu
Để tăng lợi nhuận biên, Doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược nhằm tăng doanh thu và giảm bớt chi phí trong quá trình kinh doanh để nâng cao lợi nhuận sau thuế.
Vòng quay tài sản = doanh thu/ tài sản
Tận dụng tài sản sẵn có để tạo ra lợi nhuận cao hơn.
Ví dụ: Bạn bán bánh mì vào buổi sáng nhưng cùng lúc đó có thể bán thêm cà phê cho khách hàng chỉ với một xe bán hàng.
Đòn bẩy tài chính = Tài sản / Vốn chủ sở hữu
Nếu Doanh nghiệp cảm thấy có thể tận dụng tối đa nguồn vốn vay mình nhận được (nghĩa là ROE cao hơn lãi suất cho vay) thì có thể vay thêm để đầu tư. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và thu về cho Doanh nghiệp mức lợi nhuận lớn.
Có thể bạn quan tâm: Chỉ số ROA là gì? Cách tính chỉ số ROA?
6️⃣ Tổng kết
Qua bài viết trên, hy vọng Hãy Đầu Tư đã giúp các bạn hiểu rõ được chỉ số ROE là gì? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt để đánh giá? Ưu nhược điểm và tầm quan trọng của nó ảnh hưởng thế nào đến những quyết định kinh doanh của Doanh nghiệp.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về chứng khoán và thị trường chứng khoán, quý vị có thể tham khảo tại chuyên mục >>Kiến thức Chứng khoán<< của www.HayDauTu.com.
Kiến thức được Hãy Đầu Tư tham khảo và tổng hợp từ:
- Wikipedia – Khái niệm chỉ số ROE là gì?– 16/7/2022
- Phân tích tài chính – Mối quan hệ và cách tính ROA và ROE– 16/7/2022
- 123 Job – Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE?– 16/7/2022