RTT là gì? Tỷ lệ ký quỹ là gì? RTT bao nhiêu là an toàn? Hãy Đầu Tư sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ về chỉ số này. Qua đó, giúp nhà đầu tư tìm hiểu về hình thức ký quỹ đòn bẫy tài chính hấp dẫn dang9 được rất nhiều người lựa chọn trong thời gian vừa qua.
1️⃣ RTT là gì?
RTT là gì là câu hỏi mà rất nhiều nhà đầu tư tìm hiểu. Nếu bạn là một nhà đầu tư mới thì Margin hoặc giao dịch ký quỹ sẽ là khái niệm khá mới lạ. Trước khi tìm hiểu về các sửa dụng Margin hiệu quả thì cần hiểu rõ hơn về tỷ lệ ký quỹ RTT.
✅ RTT trong chứng khoán là gì?
RTT là tên viết tắt của cụm từ Round Trip Time còn gọi là tỷ lệ ký quỹ. Nó sẽ quy định số tiền tối đa mà bạn được cho phép vay tiền từ công ty chứng khoán. Nó cũng được xác định dựa vào tài sản ròng và những giá trị danh mục mà đang đầu tư và nắm giữ.
Dễ hiểu hơn thì RTT chính là tỷ vệ cho vay của các công ty chứng khoán sẽ áp dụng cho nhà đầu tư. Trong các giao dịch ký quỹ thì Margin Call là khái niệm rất hay được nhắc đến và là rủi ro mà những nhà đầu tư thường hay né xa.
Ở trong đầu tư chứng khoán thì chỉ số Margin dùng cảnh báo giúp nhà đầu tư biết được khi nào tài khoản xuống thấp hơn so với tỷ lệ ký quỹ. Những công ty chứng khoán thường gợi ý cho bạn nạp thêm tiền vào để duy trì được các lệnh mà đang thực hiện trên hệ thống.
Xem thêm: Tìm hiểu QOQ là gì? Cách tính chỉ số này hiệu quả nhất
✅ Phân loại tỷ lệ ký quỹ
Hiện nay, có 2 loại tỷ lệ ký quỹ RTT chính trong tất cả các hình thức giao dịch như:
- Tỷ lệ ký quỹ ban đầu (viết tắt IMR): đây là một dạng tỷ lệ của giá trị tài sản có thực sự so với mức giá trị chứng khoán dự kiến mà bạn mua được thông qua Margin ở thời điểm giao dịch đó.
- Tỷ lệ ký quỹ duy trì (viết tắt MMR): đây là tỷ lệ ít nhất của tài sản thực có so với tổng những giá trị tài sản có trên tài khoản ký quỹ. Mức tỷ lệ này cũng đặt ra để nhằm cảnh báo những nhà đầu tư về các biến động trong tài khoản của mình. Từ đó, sẽ nhanh chóng có kế hoạch phù hợp, giảm bớt rủi ro trước nhiều biến động của thị trường.
Ví dụ: bạn có cho mình 100 triệu đồng tiền mặt để đầu tư ở trong tài khoản và muốn mua được cổ phiếu tên B theo như giá trị ký quỹ là 45% (có nghĩa là tỷ lệ ký quỹ ban đầu là 100-45% =55%). Vậy thì giá cổ phiếu A của nhà đầu tư sẽ có đủ điều kiện để mua thông qua tài khoản ký quỹ cụ thể là:
Sức mua x 55% <=100
Sức mua <= 100/55% =181 triệu đồng
Vì vậy, có nghĩa là những nhà đầu tư có thể mua nhiều nhất là 182 triệu cổ phiếu B bằng Margin của mình.
2️⃣ Công thức tính tỷ lệ ký quỹ RTT là gì?
Hãy Đầu Tư sẽ giúp bạn tìm hiểu công thức tính tỷ lệ ký quỹ RTT được nhiều người áp dụng nhất hiện nay là:
RTT = [(Giá trị tài sản ban đầu) : (Tổng giá trị nợ thực tế – Tiền mặt – Tiền bán chờ về)] * 100%
Giải thích công thức:
- Tổng giá trị tài sản ban đầu được tính bằng (Số lượng chứng khoán * giá căn cứ * tỷ lệ cho vay).
- Tổng giá trị nợ trên thực tế chính là tổng số tiền dư nợ của tài khoản đã đăng ký giao dịch ký quỹ.
Để xác định công thức thì ta có những nguyên tắc tính toán sau đây:
- Trong phiên giao dịch: mức giá căn cứ = min (là giá tham chiếu của các phiên giao dịch hiện nay, giá chặn)
- Ngoài phiên giao dịch: mức giá căn cứ = min (là giá đóng cửa của các phiên giao dịch gần nhất, giá chặn)
- Tiền mặt chính là số dư của lượng tiền mặt hiện đang có hoặc là đang chờ về trong tài khoản giao dịch margin.
3️⃣ RTT cần tuân thủ như thế nào?
Các nhà đầu tư cần đảm bảo rằng tỷ lệ ký quỹ (RTT) thực tế ở thời điểm giải ngân phải ít nhất bằng tỷ lệ ký quỹ an toàn. Cụ thể như sau:
- Tỷ lệ ký quỹ thực tế ≥ Tỷ lệ ký quỹ duy trì: Những nhà đầu tư sẽ được duy trì các danh mục của mình trên tiểu khoản giao dịch nếu như tiểu khoản đó không có nợ quá hạn hay khoản vai đó không phải là nợ quá hạn.
- Tỷ lệ ký quỹ duy trì > Tỷ lệ ký quỹ thực tế > Tỷ lệ xử lý: Trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận thông báo của công ty chứng khoán thì nhà đầu tư có thể bổ sung tài sản để điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ về mức duy trì.
- Tỷ lệ ký quỹ thực tế ≤ Tỷ lệ xử lý: Lúc này, các công ty chứng khoán sẽ có quyền bán bớt cổ phiếu ở trong tài khoản của nhà đầu tư để giúp tỷ lệ ký quỹ thực tế của nhà đầu tư bằng tỷ lệ duy trì.
Chú thích: tỷ lệ xử lý chính là ngưỡng của công ty chứng khoán sẽ có quyền bán bớt tài sản ban đầu của nhà đầu tư mà không cần sự đồng ý. Điều này nhằm mục đích đưa tỷ lệ ký quỹ về ngưỡng an toàn.
Xem thêm: Top 5 sách chứng khoán nên đọc
4️⃣ Vì sao phải quan tâm tới RTT trong chứng khoán?
Ai cũng biết rằng Margin mang tới rất nhiều lợi nhuận cho những nhà đầu tư và kèm theo đó là rất nhiều rủi ro không thể lường trước được. Ngay cả những ai thực chiến lâu nă cũng có thể bị chao đảo trước thị trường này.
Thông thường các nhà đầu tư khi có kinh nghiệm dày dặn thì thường dùng RTT khi thị trường có những dấu hiệu tích cực và rõ ràng. Nếu quá khó để nắm bắt thì không nên sử dụng phương thức này. Ngoài ra, chấp nhận sử dụng phương thức này cũng chính là một hình thức đầu tư rất mạo hiểm nên không nên lạm dụng để sở hữu những mã nhà đầu tư tin là tốt.
Vì vậy, những ai quan tâm tới RTT cực kỳ cần thiết nếu như bạn sử dụng Margin trong đầu tư Chứng Khoán. Những lý do cụ thể là:
- Những nhà đầu tư khi biết được tỷ lệ cho vay Margin trong danh mục đầu tư của mình thì có thể xây dựng được danh mục phát triển hiệu quả.
- Với tỷ lệ này, bạn sẽ có thể xem xét, đánh giá các cơ cấu danh mục đầu tư phù hợp và logic. Bỏ bớt những mã kém chất lượng, chừa vị trí cho những mà khác tốt hơn.
- Theo dõi kỹ tỷ lệ RTT nhằm biết được tình hình của các khoản vay và kịp thời bổ sung tiền mặt, tài sản hoặc duy trì tỷ lệ an toàn. Ngoài ra, cũng không bỏ lỡ các cơ hội giữ được một mã cổ phiếu tốt nhất.
Hãy Đầu Tư tin rằng những thông tin về chỉ sồ RTT là gì? Cách tính chỉ số này như thế nào sẽ giúp bạn đầu tư thành công hơn. Hãy lưu lại bài viết này để dễ dàng tìm hiểu ngay khi cận bạn nhé!
Bài viết được tham khảo từ nguồn:
- dnse.com.vn – Tỷ lệ ký quỹ RTT là gì? Công thức tính RTT – 18/11/20222
- finhay.com.vn – Rtt là gì? Tại sao cần quan tâm tới tỷ lệ ký quỹ? – 18/11/20222