Đã dấn thân vào lĩnh vực tài chính thì chắc chắn không ai mà không nghe đến FED – Một trong những tổ chức tài chính uy lực nhất của hành tinh. “Uy lực” là do xuất phát từ những ảnh hưởng mà FED có thể gây ra đối với nền kinh tế thế giới với những động thái của mình. Vậy thì hãy thử tìm hiểu xem sự FED là gì và nguyên nhân phía sau của sự uy lực này.
Đồng Đô la Mỹ từ lâu vốn là một trong những đồng tiền được giao dịch thương mại nhiều nhất, không phải ngẫu nhiên mà USD lại được “quan tâm” đặc biệt bởi các trader, có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ảnh hưởng đến đồng Đô la Mỹ, một trong số đó là Cục dự trữ liên bang Mỹ – FED có tầm ảnh hưởng trực tiếp và tối quan trọng với đồng tiền này.
FED là gì?
FED (Federal Reserve System) – Cục Dự trữ Liên bang hay còn gọi là Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới.
FED bắt đầu hoạt động từ năm 1913 theo “Đạo luật Dự trữ Liên bang” của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 23 tháng 12 năm 1913. FED là gì
Sự xuất hiện của FED mang đến cho Hoa Kỳ một hệ thống tiền tệ và tài chính an toàn, linh hoạt và ổn định, giúp Hoa Kỳ có những chính sách đối phó với các cuộc khủng hoảng tài chính mà trong quá khứ họ đã từng phải gánh chịu, ví dụ như đợt khủng hoảng nghiêm trọng năm 1907.
Quốc hội Hoa Kỳ thiết lập 3 mục tiêu chính cho chính sách tiền tệ trong Đạo luật dự trữ Liên bang, bao gồm: Tăng tối đa việc làm, giữ giá cả ổn định và điều chỉnh lãi suất.
Trong những năm qua, nhiệm vụ của FED ngày càng được mở rộng hơn. Đến thời điểm năm 2009, FED đồng thời giám sát và điều tiết ngân hàng, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính cho Chính phủ Hoa Kỳ, các tổ chức trong và ngoài nước. FED là gì
Trên thực tế, FED là một bộ máy kiếm tiền khủng khiếp và chính phủ Hoa Kỳ được hưởng gần như toàn bộ sự hiệu quả đó. Trong năm 2010, FED đã lãi đến 82 tỷ $ và chuyển 79 tỷ $ vào kho bạc Hoa Kỳ.
FED được xem như một ngân hàng trung ương độc lập bởi vì những lý do sau đây:
- FED có thể đưa ra các quyết định chính sách tiền tệ mà không cần phải phê chuẩn bởi Tổng thống hoặc bất cứ ai khác trong các ngành hành pháp hay lập pháp của chính phủ.
- FED không nhận bất kỳ nguồn kinh phí nào do Quốc hội Hoa Kỳ phân bổ.
- Các nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng quản trị trải dài qua nhiều nhiệm kỳ Tổng thống và quốc hội.
Vai trò chính của FED
Chúng ta đều biết rằng những khoản tiền gửi của chúng ta vào ngân hàng không nằm yên ở đó, các ngân hàng đều có những hoạt động đầu tư để làm ra tiền và trả lãi cho người gửi.
Quy định về số tiền dự trữ mà ngân hàng buộc phải có không thể giúp ngân hàng giải quyết được câu chuyện nếu cùng lúc tất cả người gửi đều muốn rút tiền.
Đó là lúc FED thể hiện vai trò của mình: người cho vay cuối cùng.
Trong Đạo luật Dự trữ Liên bang sửa đổi năm 1977, vai trò trong chính sách tiền tệ của FED được nêu cụ thể với 4 nhiệm vụ chính sau:
- Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn
- Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng
- Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính
- Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.
Tại sao FED lại tăng hoặc giảm mức lãi suất?
Khi FED đưa ra một quyết định gì đó, nó đều có sự ảnh hưởng vô cùng lớn không chỉ đối với nền kinh tế Mỹ mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu.
Chúng ta biết rằng, thông thường khi một nền kinh tế đang có đà tăng trưởng mạnh thì ngân hàng trung ương sẽ đưa ra các chính sách tăng lãi suất nhằm giúp kiểm soát tốt nền kinh tế. FED là gì
Nhưng đó không phải là tất cả nguyên nhân.
Chúng ta hãy giả sử kịch bản rằng FED đưa ra quyết định tăng lãi suất. Có những nguyên nhân được đưa ra như sau:
- Nền kinh tế đang tăng trưởng quá nhanh: Đây là điều dễ thấy, khi kinh tế đang có đà tăng trưởng mạnh, việc tăng lãi suất một cách từ từ không khiến cho nền kinh tế suy giảm, đồng thời còn là sự chuẩn bị cho những lần giảm lãi suất để kích cầu sau này, khi nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu đi xuống.
- Do mức lãi suất thực hiện tại vẫn còn thấp. Chúng ta biết rằng lãi suất thực (lãi suất thực tế) = (Lãi suất công bố) – (Lạm phát). Giả sử tỷ lệ lạm phát giữ ở mức 2% thì với lãi suất công bố là 2.25%, chúng ta có lãi suất thực chỉ là 0.25% mà thôi.
- FOMC có thể muốn tăng lãi suất là để đưa tỷ lệ lãi suất thực lên mức “trung tính” (neutral). Bởi theo các chuyên gia kinh tế, tỷ lệ trung tính (mức lãi suất mà không làm tăng hay giảm mức cầu tổng thể) đã giảm đáng kể trong những năm gần đây.
- Các nhà kinh tế cho rằng cần phải tăng lãi suất để ngăn chặn tình trạng vay tiêu dùng quá mức và các bong bóng đang nổi lên trên thị trường nhà ở cũng như thị trường các tài sản khác
Ngoài những lý do kể trên, có thể còn rất nhiều lý do khác nữa ảnh hưởng đến quyết định tăng lãi suất của FED. Việc nắm bắt được chúng có thể giúp chúng ta nhìn ra được bức tranh toàn cảnh của thị trường.
Tại sao FED gây tác động được nền kinh tế thế giới?
Đô la Mỹ là đồng tiền dự trữ quốc tế và là tiền tệ thanh toán chính trong giao dịch thương mại quốc tế. Vì đồng tiền này chiếm vị trí chi phối trong hệ thống tiền tệ quốc tế, nên hầu hết các mặt hàng quan trọng trên thị trường thế giới như dầu mỏ, vàng,… đều được định giá bằng USD. FED là gì
Vì thế nên Cục dự trữ liên bang – FED là cơ quan kiểm soát đồng USD nên có khả năng gián tiếp kiểm soát thị trường toàn cầu. Hầu như mọi quyết định của FED là gì đi chăng nữa thì đối với đồng Đô la và kinh tế Mỹ đều tác động ít nhiều đến kinh tế thế giới.
FED sử dụng ba công cụ chính để tác động đến chính sách tiền tệ:
- Mua và bán trái phiếu chính phủ: Khi FED mua trái phiếu chính phủ, tiền được đưa thêm vào lưu thông. Bởi có thêm tiền trong lưu thông, lãi suất sẽ giảm xuống và chi tiêu, vay ngân hàng sẽ gia tăng. Khi FED bán ra trái phiếu chính phủ, tác động sẽ diễn ra ngược lại, tiền rút bớt khỏi lưu thông, khan hiếm tiền sẽ làm tăng lãi suất dẫn đến vay nợ từ ngân hàng khó khăn hơn.
- Quy định lượng tiền mặt dự trữ: Ngân hàng thành viên cho vay phần lớn lượng tiền mà nó quản lý. Nếu FED yâu cầu các ngân hàng này phải dự trữ một phần lượng tiền này, khi đó phần cho vay sẽ giảm đi, vay mượn khó hơn và lãi suất tăng lên. FED là gì
- Thay đổi lãi suất của khoản vay từ FED: Các ngân hàng thành viên của FED vay tiền từ FED để trang trải các nhu cầu ngắn hạn. Lãi suất mà FED ấn định cho các khoản vay này gọi là lãi suất chiết khấu. Hoạt động này có ảnh hưởng, tuy nhỏ hơn, về số lượng tiền các thành viên sẽ được vay. FED là gì
Tổng hợp theo Vnrebates