Đối tượng bảo hiểm là gì? Thông tin quan trọng trong bảo hiểm cần biết nhưng lại có rất nhiều người bỏ qua khi tìm hiểu về bảo hiểm nhân thọ. Hãy Đầu Tư sẽ mang đến cho bạn thông tin chi tiết nhất về cách xác định đối tượng bảo hiểm ngay trong bài viết sau đây!
1️⃣ Đối tượng bảo hiểm là gì?
Đối tượng bảo hiểm chính là những người chịu ảnh hưởng một cách trực tiếp bởi các rủi ro, tai nạn có cam kết trong bảo hiểm. Họ sẽ có quyền được bảo hiểm bảo vệ và chi trả nếu như sự kiện bảo hiểm đó xảy ra.
Mỗi loại bảo hiểm sẽ có những đối tượng vảo hiểm riêng biệt nhưng nhìn chung nó có 3 loại chính như sau:
- Đối tượng bảo hiểm là con người (bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tuổi tác,..).
- Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự (thường mang tính chất đền bù vật chất).
- Đối tượng bảo hiểm là tài sản.
Xem thêm: Có nên rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn?
2️⃣ Cách xác định đối tượng bảo hiểm là gì?
Hãy Đầu Tư tin rằng, đối tượng bảo hiểm là một trong những thông tin cần tìm hiểu để đảm bảo an toàn khi chọn mua bảo hiểm tự nguyện hay bảo hiểm bắt buộc. Vì vậy, những đổi tượng bảo hiểm đều được quy định trong hệ thống pháp luật.
✅ Đối tượng bảo hiểm là con người
Theo như điều số 31 Luật kinh doanh bảo hiểm từng có quy định, đối tượng bảo hiểm con người theo quy định như sau:
Đối tượng của các hợp đồng bảo hiểm dành cho con người chính là tính mạng, tuổi thọ, sức khỏe hay tai nạn của con người. Người mua bảo hiểm chỉ có thể mua cho những người cụ thể như:
- Bản thân của bên mua bảo hiểm.
- Vợ, chồng, cha, mẹ, con cái.
- Chị, em ruột, anh, em ruột hay người có quan hệ cấp dưỡng hay nuôi dưỡng.
- Người khác trong trường hợp bên mua bảo hiểm có những quyền lợi có thể bảo hiểm được.
Từ đó, ta có thể nhận thấy rằng đối tượng bảo hiểm cho con người chính là sức khỏe, tính mạng, thân thể của con người. Nếu như không may có những rủi ro xảy ra thì người nào được bảo hiểm hay người thụ hưởng hợp pháp sẽ nhận các khoản tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp đã chi trả.
Ngược lại, nếu là người ký kết hợp đồng bảo hiểm thì có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo như hợp đồng mỗi khi tới kỳ hạn. Bảo hiểm con người có thể là bảo hiệm tai nạn, bệnh tật hay là bảo hiểm nhân thọ.
✅ Đối tượng bảo hiểm là tài sản
Theo như điều 40 của Luật kinh doanh bảo hiểm thì đối tượng của các hợp đồng bảo hiểm tài sản chính là tài sản gồm có những loại tài sản như tiền, giấy tờ, vật dụng có thực được giấy tờ trị giá bằng tiền hay các quyền tài sản mà công ty thương mại bảo hiểm có quy định.
Có thể nói, loại bảo hiểm dùng để bảo vệ cho tài sản và vật chất của bạn. Nếu như có những rủi ro không may xảy ra thì người bảo hiểm có trách nhiệm phải bồi thường cho những người được bảo hiểm và dựa trên những quy định ở trong hợp đồng và giá trị thiệt hại ở trên thực tế.
✅ Đối tựng bảo hiểm theo trách nhiệm dân sự
Trong điều 52 của Luật kinh doanh bảo hiểm quy định rõ về đối tượng bảo hiểm trách nhiệm dân sự như sau:
“Đối tượng trong các hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chính là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm với người thứ ba theo như quy định của pháp luật hiện hành.”
Từ đó, có thể hiểu rằng đối tượng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chính là những tránh nhiệm phát sinh theo các quy định ở trong luật dân sự.
Theo đó, những người nhận bảo hiểm sẽ thay người được bảo hiểm bồi thường cho những người thứ 3 về việc chịu thiệt hại do người được bảo hiểm gây ra hay do sự vận hành của những tài sản thuộc sở hữu của người bảo hiểm. Những người chịu trách nhiệm dân sự và phải bồi thường nếu như có đầy đủ những yếu tố như:
- Hành vi gây thiệt hại và trái pháp luật: những hành vi này có thể xâm phạm tới sức khỏe, nhân phẩm, tài sản, danh dự, lợi ích và nhân phẩm hợp pháp của những chủ thể khác, nó cũng không phù hợp với lợi ích của pháp luật.
- Xảy ra thiệt hại: là trách nhiệm bồi thường sẽ được áp dụng cùng mục đích bồi thường 1 phần hay toàn bộ những tổn thất cho người gây ra thiệt hại. Vì thế, khi có thiệt hại thì người chịu các trách nhiệm dân sự mới cần phải bồi thường và bao gồm những thiệt hại về mất mát tài sản, sức khỏe, vật chất,…
- Mối quan hệ trong thiệt hại và hành vi trái với pháp luật: khi một người chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thương nếu những hành vi trái với pháp luật của họ có gây ra thiệt hại. Nghĩa là những hành vì trái pháp luật là nguyên nhân làm ra thiệt hại đó.
- Người gây thiệt hại có lỗi: chính là những thiệt hại có thể xảy ra do những hành vi cố ý hay vô ý xảy ra. Tính chất của bảo hiểm này chính là những bảo hiểm bảo vệ trước những rủi ro nên trong trường hợp bị lỗi do vô ý gây ra thì mới được bảo hiểm.
Xem thêm: Bảo hiểm trẻ em dưới 6 tuổi gồm những loại nào? Có nên mua không?
3️⃣ Ý nghĩa khi xác định đúng đối tượng bảo hiểm
Việc bạn xác định và phân biệt chính xác được các đối tượng bảo hiểm sẽ giúp rất nhiều trong việc mua và nhận quyền lợi bảo hiểm. Cụ thể, những ý nghĩa khi xác định đúng đối tượng là:
- Chọn sản phẩm bảo hiểm thích hợp cho chính bản thân và những người trong gia đình.
- Hiểu kỹ càng về hợp đồng bảo hiểm nhất là những quy định trong bồi thường bảo hiểm nếu không may xảy ra bất cứ rủi ro nào.
Hãy Đầu Tư hy vọng bài viết chi tiết về đối tượng bảo hiểm là gì đã giúp bạn xác định rõ ràng trước khi tham gia vào các sản phẩm bảo hiểm của mình. Hãy theo dõi chuyên mục Bảo Hiểm, Hãy Đầu Tư sẽ tích cực mang đến những bài viết rõ ràng và chi tiết hơn cho bạn trong thời gian sắp tới.
Hãy Đầu Tư đã tìm hiểu qua những nguồn uy tín như:
- prudential.com.vn – Đối tượng bảo hiểm là gì? Xác định đúng để hiểu rõ hợp đồng – 27/11/2022
- generali.vn – Đối tượng bảo hiểm là gì? Cách xác định đối tượng bảo hiểm – 27/11/2022