Vi phạm bảo hiểm thất nghiệp là gì? Hãy Đầu Tư sẽ chia sẻ về những quy định và lưu ý cần biết về vấn đề này. Tham khảo nội dung ngay dưới đây để hiểu rõ ràng và không bị xử phạt nhé!
1️⃣ Vi phạm bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Vi phạm bảo hiểm thất nghiệp là các hành vi phạm luật và chính sách của bảo hiểm thất nghiệp. Những ai vi phạm sẽ có hình thức xử phạt theo pháp luật quy định. Vì vậy, mỗi người lao động cần phải tìm hiểu kỹ và thực hiện đúng theo bộ luật.
2️⃣ Vi phạm trong đóng bảo hiểm thất nghiệp
Trong khi tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp các chủ thể này đã có một số hành vi không đúng quy định pháp luật như “lách luật” với mục tiêu thu tiền bảo hiểm để trốn tránh trách nhiệm, làm ảnh hưởng lợi ích chính đáng người lao động và gây thiệt hại quỹ bảo hiểm của nhà nước.
Vi phạm trong đóng bảo hiểm thất nghiệp phải được xem là hành vi trốn đóng bảo hiểm, chậm đóng hoặc đóng bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức. Sau đây chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm xung quanh các hành vi vi phạm trên:
✅ Trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp
Vậy thế nào được xác định là hành vi trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp? Vấn đề trên cũng được quy định tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP và Bộ luật hình sự 2015 về hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội được xác định như sau:
Người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận với nhau trong việc không tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia (theo Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).
Người lao động có thể gian dối hoặc dùng lý do chính đáng mà không đóng hay không đóng đủ bảo hiểm theo quy định (theo Khoản 1 Điều 216 Bộ luật hình sự 2015). Hành vi gian lận khác là: đưa tin sai lệch về bảo hiểm dẫn đến người lao động không hay biết mình thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, hoặc sử dụng các dạng hợp đồng giả như hợp đồng cộng tác viên, hợp đồng công làm thay thế cho hợp đồng lao động,…
Có thể bạn cần: Bảo hiểm ung thư là gì? Nên mua khi nào để có lợi nhất?
✅ Chậm đóng bảo hiểm
Để dễ dàng xác định được thế nào là doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp thì việc trước tiên chúng ta cần nắm bắt được đó là thế nào là nộp bảo hiểm đúng hạn căn cứ theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn hình thức đóng theo tháng: hạn nộp chậm nhất là ngày cuối của tháng và doanh nghiệp phải chuyển tiền đóng bảo hiểm vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH đặt tại ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước.
Nếu doanh nghiệp lựa chọn hình thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần: hạn nộp chậm nhất là ngày cuối của kì đóng và doanh nghiệp phải gửi đầy đủ tiền vào quỹ BHXH.
Trong trường hợp doanh nghiệp nộp tiền bảo hiểm mà sau thời gian nêu trên sẽ bị coi là chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp và bị xử lý vi phạm hành chính theo Điểm a Khoản 4 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP; hoặc bị tính tiền lãi suất chậm trả nếu chậm hơn 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH.
✅ Không đóng theo mức quy định
Do để giảm chi phí dành cho việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội nên các doanh nghiệp đã lựa chọn đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động thấp hơn mức quy định, làm thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Đóng bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định được tính là mức đóng bảo hiểm thất nghiệp so với tiền lương của người lao động. Vậy tiền lương tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định thế nào?
Theo quy định tại điều 6 Luật việc làm 2013 quy định về mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
- Người lao động đóng là 1% tiền lương tháng;
- Người sử dụng lao động đóng tương đương 1% quỹ tiền lương tháng của mỗi người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
- Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của mỗi người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và được ngân sách trung ương bù.
Vậy căn cứ theo quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động mà xác định mức đóng của người sử dụng lao động đối với người lao động là như thế nào. Mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính thế nào?
Theo quy định tại Điều 58 Luật Việt làm năm 2013 và Điều 15 Quyết định số 595/QĐ-BHXH về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thì sau:
Người lao động thuộc đối tượng áp dụng chính sách tiền lương của Nhà nước quy định về tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm cơ sở đóng BHXH bắt buộc, gồm tiền lương theo thang, bậc, cấp bậc quân hàm cùng một số khoản phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên ngành, phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp (nếu có) . Tiền lương tháng tính trên mức lương cơ sở. Mức tiền lương tháng đóng BHTN trong trường hợp trên cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì số tiền lương của tháng đóng BHXH buộc phải bằng 20 tháng lương cơ sở của bạn.
Người lao động đóng BHTN theo chính sách tiền lương được đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm cơ sở đóng BHXH bắt buộc bao gồm mức lương và phụ cấp quân hàm. Nếu như mức tiền lương tháng mà người lao động hưởng cao hơn 20 tháng lương tối thiểu theo vùng thì số tiền lương tháng đóng BHTN sẽ bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.
Như vậy nếu người sử dụng lao động không tiến hành đóng bảo hiểm theo đúng mức quy định nêu trên sẽ bị xác định là đóng bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức, vi phạm quy định pháp luật về bảo hiểm, hoặc bị xử lý vi phạm hình sự theo Điểm a Khoản 4 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP (phạt 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và trợ cấp thất nghiệp) .
Có thể bạn cần: Điều khoản bổ sung trong bảo hiểm là gì? Những đặc điểm và vai trò của rider
2️⃣ Vi phạm quy định hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Muốn có thể hưởng lợi ích hợp pháp liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động phải lập hồ sơ yêu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên trong khi thực hiện hồ sơ có thể xảy ra một số hành vi vi phạm. Thực hiện các hành vi như vậy có thể là gì chúng ta hãy tìm hiểu trường hợp dưới đây nhé
✅ Có việc làm mà còn hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Mục đích của việc mua bảo hiểm thất nghiệp nhằm giúp đỡ cho người lao động trong thời gian họ không tìm được việc làm. Trường hợp nếu người lao động đã tìm được việc vẫn có thể bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vấn để thất nghiệp được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
Điều 21. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Những trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
Người lao động được xác nhận là có việc làm thuộc một trong những trường hợp sau:
- Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên.
- Có quyết định sa thải với các trường hợp không thuộc diện ký kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Như vậy nếu người lao động đã tìm được việc làm và tiếp tục thực hiện đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc vào một trong hai trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp nói trên. Mà không khai báo thông tin tìm kiếm việc làm một cách gian dối hoặc chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng nào sẽ bị coi là vi phạm pháp luật trong hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Mức phạt vi phạm hành chính về hành vi trên cũng được quy định khá rõ tại Khoản 1 Điều 39 Nghị định 28/2020/NĐ-CP có thể lên đến 2.000.000 đồng với một cá nhân vi phạm và tịch thu hoàn toàn tổng số tiền đã hưởng trợ cấp thất nghiệp của thời gian sai phạm.
✅ Làm giả hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Tại điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các hành vi bị cấm hoạt động bảo hiểm trong đó có hành vi làm giả hồ sơ:
Điều 17. Những hành vi bị cấm
4. Gian lận, giả mạo hồ sơ về việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra tại Khoản 2 Điều 39 Nghị định 28/2020 và Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 cũng quy định cụ thể thêm các vấn đề này. Theo quy định hành vi làm giả hồ sơ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật khi cá nhân, đơn vị cố ý làm giả thông tin, giấy tờ hoặc tài liệu không đúng trong việc tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng các vấn đề pháp lý có liên quan nhằm mục đích hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy để khẳng định hành vi có vi phạm pháp luật hay không? Nhà làm luật chỉ yêu cầu xác định được người đã sử dụng hồ sơ giả này để thực hiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhằm mục đích gì mà không yêu cầu chứng minh có thiệt hại là các chủ thể đó được giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Ví dụ: Anh A có 13 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp (sinh từ tháng 1/2019 đến tháng 1/2020) tại Công ty CCQ. Đến T 2/2020, A tự ý bỏ việc tại công ty. Sau khi được công ty thanh lý hợp đồng và nhận sổ bảo hiểm xã hội, A tự ý soạn thảo quyết định thôi việc với nội dung là có văn bản thống nhất của hai bên, sau đó làm giả dấu, chữ ký của công ty ghi trong quyết định.
Tháng 3/2020, A đi mua hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại công ty giới thiệu việc làm. Tuy nhiên quyết định thôi việc của A bị coi là giả. Hành vi của A bị coi là làm giả hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Khi thực hiện hành vi này, người làm giả hồ sơ có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo Điều 39 Nghị định 28/2020/NĐ-CP hoặc nếu thoả mãn dấu hiệu của tội cần truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị khởi tố theo Điều 341 Bộ luật hình sự 2015.
Trên đây là những trường hợp vi phạm bảo hiểm thất nghiệp được Hãy Đầu Tư tìm hiểu và chia sẻ đến bạn. Hãy theo dõi chuyên mục Bảo Hiểm của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!
Nguồn tham khảo bài viết trên tại:
- luatquanghuy.vn – Những Trường Hợp Vi Phạm Bảo Hiểm Thất Nghiệp – 15/02/2023
- luatsux.vn – Vi phạm về bảo hiểm thất nghiệp phải làm sao? – 15/02/2023