Chỉ số P/B có lẽ quá quen thuộc với các nhà đầu tư hiện nay. Tuy nhiên, nếu bạn mới tham gia thì phải đọc ngay bài viết này của Hãy Đầu Tư nhé!
1️⃣ Chỉ số P/B là gì?
Chỉ số P/B là tên viết viết từ cụm Price-to-Book ratio trong chứng khoán. Ngoài ra, một số kênh đầu tư còn gọi nó là hệ số P/B. Chỉ số này giúp người đầu tư đánh giá được cổ phiếu so với chính giá trị ghi sổ của loại cổ phiếu đó.
Tỷ lệ của chỉ số này được tính ra nhờ vào việc lấy giá đóng cửa cổ phiếu hiện tại chi giá trị ghi sổ ở quý gần nhất theo cổ phiếu đó. Đối với những nhà đầu tư chuyên nghiệp, thì những con số này giúp cho bạn dễ dàng tìm ra những cổ phiếu có giá thấp mà hầu hết thị trường đang bỏ qua.
Đương nhiên, nhà đầu tư cần có một phần nhạy cảm trong quá trình chọn lựa của mình. Để có thể theo đuổi một mã cổ phiếu lâu dài.
2️⃣ Ý nghĩa của chỉ số P/B
Khi chúng ta nhìn các chỉ số nếu như bạn thấy nó thấp hơn giá trị ghi sổ (nghĩa là P/B < 1) thì chúng ta có thể mua tất cả những cổ phiếu của công ty này. Sau đó thanh lý tài sản và kiếm thêm được nhiều lợi nhuận bởi vì tài sản ròng của nó có giá trị cao hơn so với vốn hóa cổ phiếu.
Tuy nhiên, điều này chỉ trên lý thuyết bởi không phải lúc nào chỉ số P/B cũng đem về lợi nhuận tuyệt đối. Nếu cổ phiếu duy trì P/B<1, thị trường sẽ đang cho rằng giá trị tài sản công ty đó đang bị thổi phồng hơn bình thường.
Còn một trường hợp nữa chính là doanh nghiệp đang ở giai đoạn phục hồi sau một chu kỳ kinh doanh. Những dấu hiệu bạn có thể thấy được là:
- Kết quả kinh doanh của họ cải thiện
- Lợi nhuận đang dần gia tăng
- Giá trị sổ sách tăng dần
- Thị giá cổ phiếu tăng chậm hơn tốc độ doanh nghiệp.
Đây là những điểm tổng hợp mà người chơi lâu năm nhận biết thị trường chưa đánh giá đúng trị giá của công ty. Vì thế cổ phiếu này hoàn toàn có khả năng tăng giá trong thời gian tới.
Nếu như doanh nghiệp có hiệu số này càng cao thì chứng tỏ thị trường này đang kỳ vọng vào sự phát triển của doanh nghiệp đó trong tương lai. Các nhà đầu tư thường bỏ rất nhiều tiền vào doanh nghiệp này nhưng có thể nó chỉ là trên giá trị sổ sách mà thôi.
Chỉ số P/B cũng sẽ có nhiều ích lợi khi bạn đã xem xét những doanh nghiệp nào có mức tập trung vốn cao. Vì những giá trị tài sản của họ tương đối lớn. Một trong những ngành nghề được ưu ái theo dạng này chính là các công ty tài chính.
Nếu như doanh nghiệp có các yếu tố như nhau, thì chỉ số P/B càng thấp sẽ càng tốt để đầu tư.
3️⃣ Công thức tính P/B
Công thức để tính toán chỉ số P/E đơn giản như sau:
P/E = Giá thị trường cổ phiếu/ Giá cổ phiếu trên sổ sách
Ví dụ chi tiết: Nếu như giá thị trường hiện tại của một cổ phiếu X là 22.000 đồng. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của năm đó theo X là 2.000 đồng. Thì ta có thể áp dụng công thức tính ra P/E của cổ phiếu X sẽ là 11.
Có thể bạn quan tâm: Cổ phiếu Penny là gì? Rủi ro khi đầu tư cổ phiếu Penny
4️⃣ Ưu và nhược điểm chỉ số P/B
Khi tham gia vào thị trường cổ phiếu này thì chỉ số P/B cực kỳ quan trọng và được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người đầu tư khuyên không nên áp dụng. Vậy chúng có những ưu nhược điểm gì?
✔️ Ưu điểm của chỉ số P/B
- Chỉ số này có mức độ ổn định nhiều hơn so với chỉ số EPS. Trong điều kiện này nếu EPS đang có mức biến động không dễ nhìn thấy thì xem cổ phiếu theo chỉ số P/B có lợi hơn nhiều.
- Các chỉ số P/B đều phải luôn dương nên cực kỳ hiệu quả khi định giá với những doanh nghiệp nào đang có thua lỗ.
- Với các doanh nghiệp nào nhiều tài sản và khả năng thanh khoản cao thì cực kỳ hiệu quả khi dùng P/B. Những công ty này có thể là ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư tài chính.
✔️ Nhược điểm của chỉ số P/B
Tuy nhiên, con số này có thể không được nhiều người yêu thích vì những lý do sau:
Chỉ tính những giá trị hữu hình
P/B chỉ tính tới những con số hữu hình mà gần như bỏ qua giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp. Những giá trị này có thể là: bằng phát minh sáng chế, sản phẩm là tài sản trí tuệ, thương hiệu,..
Hầu hết những giá trị vô hình này cũng là tài sản. Nó giúp gia tăng lợi nhuận ròng cho những đơn vị này và khả năng tăng giá cổ phiếu cực kỳ cao.
Không phản ảnh đúng thị trường
Theo đánh giá của Hãy Đầu Tư thì không phải lúc nào chỉ số này cũng phản ánh đúng giá thị trường hiện tại của tài sản. Con số giá trị ghi sổ cũng có thể là số đã ghi từ mấy năm.
Chẳng hạn, đất mà công ty từng dùng 3 năm trước cũng có thể đang tăng giá hơn gấp nhiều lần. Vì vậy, nếu nhà đầu tư chỉ dùng chỉ số này mà đã có kết luận ngay về công ty đó sẽ không chính xác.
5️⃣ Những ví dụ chi tiết về chỉ số P/B
✔️ Chỉ số P/B của Vinamilk – mã VNM
Nhận xét: Theo như hình ảnh, vào ngày 26/01/2018, BV của mã VNM đang là 16.54. Nhưng giá P = 211.8 Từ đó tính ra P/BV =211.8/16.54 = 12.8
Trong thực tế, P/B của VNM từ trước đến này luôn ở mức cực cao, VNM cũng liên tục tăng giá cao hơn trước khi niêm yết cho đến hiện nay. Nguyên nhân là do công ty này tăng trưởng cực tốt từ xưa đến nay và phát triển vô cùng bền vững.
Hầu hết những ai đầu tư đều sẵn sàn trả giá cao tới 12.8 đồng cho 1 đồng vốn của doanh nghiệp này.
✔️ Chỉ số P/B với ROS
ROS là công ty CP Xây Dựng FLC Faros có mã trên thị trường là ROS. Đơn vị này hoạt động trong ngành xây dựng không qua nổi bật và chỉ làm việc theo chỉ đạo của FLC. Nên chúng ta có thể thấy tài sản của ROS khá yếu.
Trong hình ảnh, chỉ số của P/B của ROS này cao tới 2,96. Có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng chi trả 3 lần giá trị đã ghi số để có được cổ phiếu của doanh nghiệp này. Liệu con số này có thực sự hời hay không?
Thứ nhất, lợi nhuận của ROS khá khiêm tốn và tỷ lệ P/E quá cao. Lượng tài sản của doanh nghiệp này đã được đem ra tính toán chưa chắc đã đúng hoàn toàn.
✔️ Chỉ số P/B mã DQC
DQC chính là mã của Cty CP Bóng Đèn Điện Quang. Theo như ảnh thể hiện, thì giao dịch có mức giá thấp hơn so với giá trị ghi sổ mà doanh nghiệp đang có. Chỉ số P/B tính được rơi vào mức khoản 0,52.
Mức giá này bị định khá thấp do doanh nghiệp này có nhiều đối thủ cạnh tranh. Nhất là các sản phẩm Trung Quốc có mức giá quá rẻ so với thị trường. Kết quả kinh doanh đi xuống, nên gái cổ phiếu cũng xuống theo.
Nếu như bạn đang ở trong tình huống này khi chọn mã này cũng rất khó lựa chọn. Nếu thấy tương lai không sáng lạng thì mã DQC không đáng giá. Nếu bạn tin họ có những bược chuyển mình thì hãy đầu tư vì biết đâu sẽ đổi đời từ nó.
Có thể bạn quan tâm: William Delbert Gann: Từ đứa trẻ nghèo đến huyền thoại đầu tư
6️⃣ Thông tin thêm về chỉ sồ P/B
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về con số này, hãy tìm hiểu thêm thông tin được Hãy Đầu Tư mở rộng tại đây:
✔️ P/B và ROE có liên quan với nhau không?
Theo như nghiên cứu từ Damodaran – một giáo sư Tài chính tại Đại học New York đã từng chia sẻ:
Yếu tố làm ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số P/B đó là tỷ số sinh lời ở trên vốn của chủ sở hữu (ROE)
Giải thích kỹ hơn, nhà đầu tư thường có xu hướng quan tâm tới những đơn vị có chỉ số tỷ suất ROE cao. Ngược lại chỉ số P/B thấp hơn so mặt bằng chung vì cho rằng dễ tìm kiếm cơ hội đầu tư hơn.
Cổ phiếu tốt chính là những cổ phiếu có con số ROE cao hơn. Nên nó cũng có chỉ số P/B rẻ hơn. Nếu các doanh nghiệp có lựa chọn càng tương đồng với cổ phiểu thì cần phải nhận định thêm về lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu tài chính đòn bẩy, ngành nghề, quy mô,…
✔️ P/B bao nhiêu là tốt nhất?
Có khá nhiều người mới chơi cổ phiếu hoang mang về chỉ số này và không biết chỉ số này tốt là như thế nào? Thật ra rất khó để xác định giá trị cụ thể của nó là tốt hay xấu. Nó có thể tốt ở ngành này nhưng lại kém ở ngành khác.
Nếu như P/B trơ trọi một mình thì lại không được xem là có nhiều gái trị. Nên nếu cổ phiếu này có đang bị định giá thấp hay cao thì bạn phải đánh giá nó cùng các đối thủ cạnh tranh khác. Thêm vào đó là so sánh với mức trung bình của ngành này.
Trên đây là những kiến thức có liên quan đến chỉ số P/B mà Hãy Đầu Tư đã chia sẻ. Hãy theo dõi nhiều bài viết hấp dẫn của chúng tôi cùng chuyên mục Chứng Khoán nhé! Chắc chắn bạn sẽ hài lòng về những thông tin bổ ích này.
Nguồn tham khảo bài viết từ:
- vnexpress.net – Chỉ số P/B, P/E là gì? – 04/08/2022
- govalue.vn – Chỉ số P/B: Ý nghĩa và cách tính (NHANH NHẤT) – 04/08/2022
- pinetree.vn – Ý nghĩa chỉ số P/B trong lựa chọn cổ phiếu – 04/08/2022