Bảo hiểm tiền gửi là gì? Quy định về loại bảo hiểm này như thế nào? Hãy Đầu Tư sẽ giới thiệu chi tiết trong bài viết sau đây.
1️⃣ Bảo hiểm tiền gửi là gì?
Bảo hiểm tiền gửi chính là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người đã có bảo hiểm tiền gửi theo hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức nào tham gia vào bảo hiểm tiền gửi rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán tiền gửi đối với người gửi tiền hoặc bị tài sản.
Cụ thể hơn:
- Người được hưởng bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi và được bảo hiểm ở tổ chức tham gia vào bảo hiểm tiền gửi.
- Tổ chức có tham gia vào bảo hiểm tiền gửi chính là tổ chức tín dụng hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập, hoạt động theo những điều Luật mà những tổ chức tín dụng tiếp nhận tiền gửi của cá nhân đó.
✅ Đối tượng bảo hiểm tiền gửi
Theo như điều 6 của luật bảo hiểm tiền gửi cùng điều 4 của nghị định 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 của Chính Phủ thì một số đối tượng sau bắt buộc phải tham gia vào hình thức bảo hiểm này như:
- Những tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài có nhận tiền gửi của các cá nhân như hợp tác xã, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được thành lập và hoạt động theo như quy định của Luật tổ chức tín dụng.
- Những tổ chức tiền gửi của những cá nhân gồm có tiền gửi tự nguyện của khách hàng.
Theo như điếu 15 của bộ luật này cũng quy định như sau: “Tổ chức có tham gia bảo hiểm tiền gửi thì phải niêm yết công khai bản sao của chứng nhận tham gia vào bảo hiểm tiền gửi ở mọi điểm giao dịch có nhận tiền gửi”. Vấn đề này sẽ giúp cho người gửi tiền có thể biết được tổ chức đó có tham gia hay là chưa. Tiếp theo sẽ là những thông tin mà một chứng nhận cần phải có:
- Tên của tổ chức đã cấp chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
- Tên của tổ chức sẽ được cấp chứng nhận tham gia vào lọai hình bảo hiểm này.
- Nội dung của chứng nhận rõ ràng như Đã tham gia bảo hiểm tiền gử kể từ ngày.. tháng… năm
Xem thêm: Bảo hiểm du lịch là gì? Những lưu ý khi mua bảo hiểm du lịch
✅ Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Đây là tổ chức tài chính được trao nhiệm vụ thực thi chính sách pháp luật về bảo hiểm tiền gửi, chịu sự giám sát của tổ chức tài chính quốc gia, hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, với những vai trò cơ bản sau:
- Quy định nghĩa vụ và quyền lợi của các bên liên quan.
- Góp phần đảm bảo sự an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, phát triển thị trường tài chính minh bạch, lành mạnh và cạnh tranh bình đẳng.
- Với nền kinh tế, hoạt động của tổ chức trên góp phần giữ gìn sự ổn định về chính trị, an ninh và trật tự xã hội tạo cơ sở để xây dựng và phát huy KTXH.
Tiếp theo là những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể các tổ chức trên phải thực thi theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là:
- Xây dựng kế hoạch triển khai trình Thủ tướng thông qua và tổ chức thực thi.
- Kiến nghị, đề xuất trong việc nghiên cứu, bổ sung, ban hành mới cơ chế, chính sách quản lý bảo hiểm tiền gửi.
- Yêu cầu tổ chức tham gia BHTG công bố thông tin số tiền gửi được bảo hiểm theo định kỳ hoặc đột xuất.
- Quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn quỹ
- Chi trả và uỷ nhiệm thanh toán tiền đến người tham gia bảo hiểm theo hướng dẫn của những quy định có liên quan.
- Các quy định khác.
2️⃣ Quy định về bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
✅ Về tiền gửi được bảo hiểm
Trường hợp tiền gửi được bảo hiểm:
Loại tiền gửi bảo hiểm chính là tiền được gửi bằng đồng Việt Nam của những cá nhân được gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới các hình thức như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạng, chứng chỉ, kỳ phiếu hay tín phiếu và những hình thức gửi khác theo những quy định của tổ chức tín dụng.
Nó trừ những loại tiền gửi theo quy định ở điều 19 luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012
Trường hợp tiền gửi không được bảo hiểm:
- Là tiền gửi ở những tổ chức tín dụng của cá nhân là chủ sở hữu trên 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng đó.
- Tiền gửi ở tổ chức tín dụng mà cá nhân là thành viên của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Thành viên (Giám đốc, Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Phó tổng giám đốc…) của chính tổ chức tín dụng này.
- Tiền gửi ở những chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài của cá nhân làm Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc… của chính ngân hàng ở nước ngoài đó.
- Tiền mua những giấy tờ có giá vô danh được tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
✅ Phí bảo hiểm tiền gửi
Phí bảo hiểm tiền gửi đã được quy định ở điều 20 của Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 như sau:
- Thủ tướng chính phủ đã quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo những đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Căn cứ theo khung phí bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng của Nhà nước Việt Nam đã quy định chi phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với những tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sẽ được các tổ chức phân loại và đánh giá,
- Chi phí bảo hiểm tiền gửi tính tên cơ sở số tiền dư gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm ở tổ chức tham gia loại hình bảo hiểm tiền gửi.
- Chi phí bảo hiểm tiền gửi cũng được tính và nộp hằng kỳ hằng quý ở trong năm tài chính. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cũng phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho những tổ chức bảo hiểm tiền gửi trễ nhất là ngày 20 tháng đầu tiên trong quý kế tiếp.
- Phí được hạch toán ở trong chi phí hoạt động của tổ chức có tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Xem thêm: Chỉ định người thụ hưởng bảo hiểm và những điều cần lưu ý
✅ Trả bảo hiểm tiền gửi như thế nào?
Thời điểm xuất hiện nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm
Nhiệm vụ trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh kể từ khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có giấy tờ yêu cầu chấm dứt kiểm soát đặc biệt hay những văn bản ngừng áp dụng hay văn bản không có sử dụng những hình thức khắc phục khả năng trả tiền mà tổ chức tín dụng chính là tổ chức tham gia vào bảo hiểm tiền gửi mà đang lâm vào giai đoạn phá sản hay Ngân hàng Nhà nước có giấy tờ để xác định những chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài chính là đơn vị tham gia vào bảo hiểm tiền gửi nhưng mất khả năng chi trả tiền gửi cho những người gửi tiền.
Thời hạn phải trả tiền bảo hiểm tiền gửi
Trong vòng 60 ngày từ khi phát hành nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm thì những tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho những người nhận được bảo hiểm tiền gửi.
Hạn mức trả tiền
Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi như sau:
- Hạn mức là số tiền tối đa mà các tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả cho mọi khoản tiền gửi được bảo hiểm của 1 cá nhân tại 1 tổ chức có tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh các nghĩa vụ trả lại tiền bảo hiểm.
- Hạn mức được quy định ở Quyết định số 32/2021/QĐ-TTg, cụ thể là số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả cho mọi khoản tiền gửi được bảo hiểm quy định theo luật bảo hiểm tiền gửi (gồm có gốc và lãi) của một người ở một tổ chức khi tham gia bảo hiểm tiền gửi mà phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng.
Số tiền gửi vượt hạn mức chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi thì như thế nào?
Vấn đề xử lý số tiền gửi vượt hạn mức chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi thì sẽ được giải quyết theo quá trình xử lý tài sản của những tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo như quy định của pháp luật.
Hy vọng một số thông tin được Hãy Đầu Tư nêu trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu biết thêm về bảo hiểm tiền gửi cùng các quy định liên quan đến loại bảo hiểm này.
Bài viết này được Hãy Đầu Tư tham khảo từ:
- thuvienphapluat.vn – Bảo hiểm tiền gửi là gì? Quy định về hoạt động bảo hiểm tiền gửi – 27/01/2023
- pacificcross.com.vn – Bảo hiểm tiền gửi là gì? Quy định tại Việt Nam như thế nào? – 27/01/2023