Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam là bộ phận cực kỳ quan trọng trong việc đầu tư hàng hóa. Vì vậy, Hãy Đầu Tư sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin xung quanh tổ chức này giúp bạn an tâm tham gia các sản giao dịch hàng hóa.
1️⃣ Tìm hiểu sở giao dịch hàng hóa Việt Nam
✅ Sở giao dịch hàng hóa là gì?
Sở giao dịch hàng hóa chính trong tiếng Anh sẽ gọi là goods exchange hoặc mercantile exchange. Trong bộ Luật thương mại vào năm 2005, sở giao dịch hàng hóa có những khái niệm là:
Đây là tổ chức có tư cách pháp nhân và thực hiện những hoạt động nhầm cung cấp hoạt động mua bán cụ thể để đảm bảo mua bán được diễn ra ổn định. Sở giao dịch phải có:
- Có cơ sở vật chất và kỹ thuật để giúp phục vụ giao dịch.
- Xây dựng các quy tắc của giao dịch để tiêu chuẩn hóa các hoạt động mua bán.
Sở giao dịch hàng hóa cũng là một địa điểm để cho những bên có nhu cầu mua bán hàng hóa cũng có thể thỏa thuận và ký hợp đồng theo tiêu chuẩn hóa bởi sở giao dịch. Trên thị trường giao dịch hàng hóa tương lai, sở giao dịch hàng hóa sẽ có vị trí chủ thể để tổ chức và điều hành các hoạt động mua bán hàng hóa.
Bản chất của sàn giao dịch này là tổ chức nghề nghiệp, hoạt động độc lập và sẽ có tư cách pháp nhân. Sở giao dịch hàng hóa cũng chính là nơi mua bán hàng hóa giao ngay hoặc không trực tiếp giao ngay. Đây là nơi thỏa thuận mua bán quyền chọn bán hay quyền chọn mua.
✅ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam là gì?
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (viết tắt là MXV) đơn vị tổ chức cấp quốc gia đầu tiên ở nước ta trên thị trường giao dịch hàng hóa tập trung. Sở có sự quản lý trực tiếp bởi Bộ Công Thương. Sở giao dịch hàng hóa được thành lập từ ngày 01 tháng 09 năm 2010 theo như giấy phép số 4596/GP-BCT đã được ban hành.
Sở giao dịch này cũng đã liên thông với các sở giao dịch thế giới theo nghị định 51/2018/NĐ-CP từ ngày 09 tháng 04 năm 2018. Hiện nay, đơn vị MXV đã có 32 đơn vị là thành viên Kinh doanh và 04 đơn vị Môi giới ở trên khắp các tỉnh thành phố lớn của nước ta.
Tại đây, bạn có thể trải nghiệm những giao dịch tiêu chuẩn theo quốc tế yêu cầu, công cụ bảo hiểm rủi ro cho giá nguyên liệu đầu vào của những doanh nghiệp hay nhà đầu tư tham gia vào thị trường.
✅ Thông tin sở giao dịch MXV
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) có những thông tin chi tiết như sau:
Tên đầy đủ | Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam |
Tên tiếng Anh | Mercantile Exchange of Vietnam |
Tên viết tắt | MXV |
Người đại diện pháp luật | Ông Đặng Việt Hưng – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc |
Trụ sở | Tầng 16, Văn phòng Hòa Bình, Số 106, đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội |
Văn phòng đại diện | Tầng M, tòa Empire Tower, số 26-28 Hàm Nghi, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM |
Website | mxv.com.vn |
Hệ thống sở liên thông | Chicago – CME Group, Liên lục địa – ICE, Kim loại London, Osaka Exchange – OSE, Singapore – SGX, Bursa Malaysia Derivatives Berhad – BMD |
2️⃣ Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch là gì?
Thông qua Sở giao dịch hàng hóa mua bán cũng là một hoạt động thương mại giúp các bên thỏa thuận mia bán bán một lượng nhất định của loại hàng hóa nhất định thông qua sở giao dịch hàng hóa. Hoạt động này theo tiêu chuẩn của Sở và giá cả cũng được thỏa thuận ở thời điểm giao kết trong hợp đồng cùng thời gian giao hàng ở thời điểm xác định trong tương lai.
Đặc điểm khi giao dịch hàng qua Sở giao dịch hàng hóa này sẽ có những đặc thù như sau:
- Những quan hệ mua bán hàng hóa thông qua Sở và thực hiện thông qua những hình thức pháp lý hay là hợp đồng mua bán. Hợp đồng sẽ được giao kết và thực hiện bởi Sở giao dịch hàng hóa.
- Nghĩa vụ của các bên sẽ không được thực hiện vào thời điểm ký kết hợp đồng mà sẽ là trong thời điểm nhất định ở tương lai.
- Loại hàng hóa khi được trao đổi ở bên mua và bên bán sẽ là những hàng hóa được tiêu chuẩn hóa cụ thể và thực hiện bằng các trình tự, nguyên tắc, thủ tục chặt chẽ.
- Khi mua bán hàng hóa qua đây thì các tiêu chuẩn, thủ tục, nguyên tắc sẽ được áp dụng theo Sở giao dịch hàng hóa quy định. Họ sẽ đóng vai trò trung gian giúp kết nối giữ bên mua hay bên bán trong lúc hình thành hợp đồng. Ngoài ra, còn đảm bảo thực hiện hoạt động một cách trọn vẹn nhất.
3️⃣ Vai trò của sở giao dịch hàng hóa
Với nền kinh tế, sở giao địch hàng hóa có thể chuyển dịch những rủi ro trong giá cả ở các giao dịch thực tế nhằm giảm hay tránh những tổn thất mà biến động giá đã gây nên cho đơn vị kinh doanh, đơn vị sản xuất,… Ngoài ra, nó còn giúp định hướng sản xuất và bảo vệ cho nhà đầu tư. Từ đó có thể điều chỉnh giá trên thị trường tốt hơn.
Với các hoạt động quản lý nhà nước, sở giao dịch làm cho những thành phần tham gia vào thị trường hay nhà nước có thể nắm bắt được xu hướng cung cầu và giá cả. Nhờ có những thống kê của Sở mà nhà nước có thể quản lý nền kinh tế hiệu quả hơn và giúp tiêu chuẩn hóa hay thống nhất lượng hàng hóa sao cho phù hợp môi trường quốc tế.
Với xã hội, có thể giảm những chi phí rủi ro với xã hội và phân bổ nguồn lực trong xã hội bằng cách tối ưu hơn.
Xem thêm: 8 Thói Quen Giao Dịch Của Một Trader Thành Công
4️⃣ Những câu hỏi về sở giao dịch hàng hóa?
✅ Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam lừa đảo thật không?
Mua bán hàng hóa theo sở giao dịch ở thị trường Việt Nam kah1 nhanh chóng và thuận tiện với 3 lợi ích như sau:
- Việc đã mua bán hàng hóa phái sinh được bộ Công Thương cũng cấp phép hoạt động và phải được những thành viên trong sở giao dịch Việt Nam chấp nhận.
- Đây cũng là công cụ bảo hiểm giá cả trên thị trường và có nhiệm vụ niêm yết giá. Từ đó, nó tránh tình trạng thổi phòng hay phá giá. Từ đó, nó cũng giúp cho người mua hay người bán đều giảm thiểu những rủi ro trong thị trường.
- Hiện nay, sàn giao dịch cũng cung cấp nhiều thông tin hấp dẫn, minh bạch và chính xác cho nhà đầu tư. Giúp chọn lựa có hiệu quả và nhanh chóng hơn.
✅ Hợp đồng giao dịch hàng hóa gồm có gì?
Trong hợp đồng giao dịch hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa thường gồm có hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Thông tin này đã được quy định ở điều 64 của Luật thương mại năm 2005 như sau:
Hợp đồng kỳ hạn giúp thỏa thuận những điều như bên bán cam kết giao còn bên mua cam kết nhận hàng hóa ở trong thời điểm tương lai theo hợp đồng quy định.
Hợp đồng quyền chọn mua hay chọn bán là giấy tờ thỏa thuận. Trong đó, bên mua sẽ có quyền mua hoặc bán hàng hóa xác định theo mức giá đã định trước (giá này còn có tên gọi là giá giao kết). Bên mua phải trả một khoản tiền nhất định để có thể mua được quyền này (còn gọi là mua quyền). Phía mua quyền cũng có quyền chọn hay không chọn thực hiện mua bán hàng hóa đó.
✅ Hành vi bị cấm khi mua bán hàng hóa ở Sở giao dịch Việt Nam
Theo điều 71 của Luật thương mại vào năm 2005 thì có những hành vi như sau không được phép thực hiện:
Nhân viên của Sở sẽ không được môi giới, mua bán hàng hóa thông qua Sở. Những bên liên quan tới hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở giao dịch hàng hóa sẽ không được thực hiện những hành vi là:
- Đưa thông tin sai lệnh về thị trường hay giao dịch hàng hóa, giá hàng hóa thông qua Sở.
- Gây rối loạn thị trường bằng những biện pháp bất hợp pháp ở sở giao dịch nay.
- Lừa dối khối lượng hàng hóa có trong hợp đồng kỳ hạn hay hợp đồng quyền chọn hàng hóa. Lừa dối giá thực tế của hàng hóa này trong hai loại hợp đồng trên.
- Một số hành động khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những thông tin về Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam mà Hãy Đầu Tư đã tìm hiểu. Hy vọng những nhà đầu tư an tâm trước những giao dịch hàng hóa và thành công có thêm nhiều lợi nhuận nhé!
Bài viết có tham khảo từ nguồn:
- vi.wikipedia.org – Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam – 15/09/2022
- luatminhkhue.vn – Sở giao dịch hàng hóa là gì? Quy định pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch – 15/09/2022