Hàng hóa phái sinh là loại hình đầu tư khá HẤP DẪN đã xuất hiện từ những năm 1630. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức bài bản về nó. Hãy Đầu Tư sẽ giúp bạn thông qua bài viết chi tiết này.
1️⃣ Hàng hóa phái sinh là gì?
Giao dịch hàng hóa phái sinh tại Việt Nam hay còn gọi là phái sinh hàng hóa đang là hình thức đầu tư khá HOT. Người đầu tư giao dịch hàng hóa theo những chỉ số về giá đã được công bố trên sở giao dịch hàng hóa. Các sản phẩm là những hợp đồng giao dịch gồm hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn hay là hợp đồng hoán đổi.
✅ Phân loại hợp đồng giao dịch
Kỳ hạn (Forward Contracts)
Hợp đồng kỳ hạn chính là hợp đồng sẽ kết thúc ở trong thời hạn đã được hạn định trước tương lai. Chẳng hạn bạn đầu tư hàng hóa là cà phê trong các kỳ hạn nhất định như 3 tháng, 5 tháng, 9 tháng,… Hợp đồng có sự ràng buộc giữa 2 bên là bên mua và bên bán về một tài sản nào đó đã được định giá.
Tương lai (Futures Contract)
Hợp đồng tương lai cho phép giao dịch và mua bán một số lượng hàng hóa ở mức giá xác định. Khi chuyển giao hợp động sẽ có thời điểm thực hiện trong tương lai. Trong hợp đồng có những yêu cầu về khối lượng, tiêu chuẩn hàng hóa, mức giá, thời gian tới hạn,… quy định theo sở giao dịch hàng hóa.
Quyền chọn (Options Contract)
Hợp đồng này giúp nhà đầu tư có quyền chọn mua trước bán sau hay là mua sau bán trước tùy vào nhu cầu và nhận định của người đầu tư. Khối lượng hàng hóa cũng nhất định và mức giá xác định trước trong một thời điểm được ấn định trong tương lai.
Hoán đổi (Swap Contract)
Đây là hợp đồng có thỏa thuận pháp lý giữa hai bên bán và mua nhằm trao đổi dòng tiền này để lấy dòng tiền khác của đối phương. Tiền sẽ dựa trên mức giá đổi hoặc giá cố định của lượng hàng hóa cần phải thanh toán.
Tuy nhiên, ở nước ta hiện chỉ có sản phẩm phái sinh suy nhất chính là Futures Contract. Giao dịch phái sinh phải thông qua sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.
Có thể bạn cần: 8 Thói Quen Giao Dịch Của Một Trader Thành Công
✅ Tiềm năng phát triển
Hiện nay, mô hình của các sở giao dịch hàng hóa được sử dụng rất phổ biến và hiện đại. Giao dịch hàng hóa phái sinh còn giúp thúc đẩy nhanh chóng tính thanh khoản. Khi giao dịch ở trên các sàn này phát triển thì thị trường hàng hóa phái sinh có mối liên hệ khá mật thiết với những thị trường hàng hóa khác của đất nước.
Những hàng hóa nào dùng làm cơ sở cho hợp đồng phái sinh và hàng hóa thông dụng đều có thể làm tài sản cơ sở cho những sản phẩm phái sinh được chia theo ngành nghề cụ thể như: ngành chăn nuôi, ngành nông nghiệp, ngành khoáng sản, ngành nhiên liệu, ngành hàng hóa đặc thù,…
Trong thị trường xuất khẩu nong nghiệp Việt Nam được đánh giá có hàng hóa đa dạng và nhiều thế mạnh. Những mặt hàng xuất khẩu kim ngạch lớn trên 1 tỷ USD mỗi năm là hạt điều là (3.4 tỷ USD), cà phê (3.5 tỷ USD), cao su (1.2 tỷ USD), gạo (3.1 tỷ USD),…
Nhiều năm liền nước ta là quốc gia dẫn đầu xuất khẩu tiêu, thứ 2 về gạo và ca phê và thứ 4 thế giới về cao su. Các sản phẩm nông nghiệp này đều có thể làm tài sản ở những giao dịch phái sinh về hàng hóa. Từ đó giúp người nong dân chủ động giá bán sản phẩm cao hơn và dự tính được mức lợi nhuận có trong tương lai.
Nhưng hàng hóa này cũng có nhiều hạn chế như ở nước ta chất lượng chưa được đảm bảo đồng đều nên sẽ kém hơn những nước khác đã sản xuất cùng một mặt hàng đó. Ngoại tệ thu về từ mặt hàng nông sản còn khá ít so với giá của thế giới.
2️⃣ Các sản phẩm hàng hóa phái sinh
Hiện nay những mặt hàng giao dịch trong th5i trường hàng hóa trái sinh thường ttheo các ngàng công nghiệp và công nghiệp chế biến sản xuất. Trong đó chia ra thành 4 nhóm hạng mục đầu tư chính thức là nông sản, kim loại, năng lượng, nguyên liệu công nghiệp. Cụ thể các sản phẩm như sau:
- Nông sản: gồm có các sản phẩm là đậu tương, khô đậu tương, lúa mì, dầu đậu tương, ngô, gạo thô,…
- Kim loại: bạc, bạch kim, sắt, đồng, đồng LME, thiếc LME, niken LME, kẽm LME, nhôm LME, chì LME,…
- Năng lượng: xăng pha chế, khí tự nhiên, dầu thô, dầu ít lưu huỳnh,…
- Nguyên liệu công nghiệp: cao su, bông sợi, cà phê arabica, ca cao, dầu cọ, đường,…
3️⃣ Có nên đầu tư hàng hóa phái sinh?
Đầu tư hàng hóa phái sinh đang ngày càng được chào đón và thay thế cho việc đầu tư kiểu truyền thống. Những lợi ích cực lớn khi đầu tư hàng hóa phái sinh là:
✅ Có tính minh bạch cao
Hình thức kinh doanh hàng hóa đã được Bộ Công Thương cấp giấy phép để hoạt động chính thức tại Việt Nam. Ví vậy những nhà đầu tư có quan tâm có thể đầu tư và giao dịch ngay. Mọi sản phẩm trên thị trường đều đảm bảo có thông tin chi tiết và rõ ràng. Hiện nay, giao dịch hàng hóa được quy định theo tiêu chuẩn quốc tế và thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.
Các sàn này cũng liên thông với sàn ở thị trường quốc tế nên việc thao túng giá cả khó mà xảy ra được. Việc mua bán hay giao dịch không chỉ trong phạm vi một nước hay một vùng nên vừa đảm bảo an toàn pháp lý vừa có thể an tâm về tình hình đầu tư vào sản phẩm.
✅ Tính thanh khoản cao
Một sản phẩm đầu tư có tính thanh khoản cao luôn là quan tâm của người đầu tư. Vì vậy, hàng hóa tái sinh là một trong những kênh đáng để bạn xem qua. Do đặc thù sản phẩm rất dễ dàng lưu thông trên thị trường. Hằng ngày, khối lượng giao dịch sản phẩm cũng rất lớn khiến cho khả năng khớp lệnh gần như liên tục dù bạn bỏ ra số vốn nhỏ hay to.
Ngoài ra, khi đầu tư hàng hóa thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể vận dụng những kiến thức giao dịch như đòn bẩy, bù trừ dễ dàng như các sản phẩm tài chính khác.
✅ Giá trị đòn bẩy lớn
Thị trường này có khả năng sinh ra lời cao hơn nhiều so với thị trường chứng khoán bởi có đòn bẩy tài chính lớn. Mức đòn bẩy cao có thể lên tới 1:20 tùy vào từng mặt hàng hay mức vốn của người chơi. Đồng thời, tỷ lệ rủi ro cũng thấp hơn so với thị trường ngoại hối lá Forex.
Giá trị đòn bẩy tăng sẽ sinh lời lớn hơn chỉ trong thời gian ngắn. Tùy vào mặt hàng bạn chọn mà có thể quyết định khả năng sinh lời của sản phẩm đầu tư đó.
✅ Giao dịch 2 chiều
HIện nay, kênh đầu tư chứng khoán chỉ có thể kiếm lợi từ 1 chiều duy nhất khi giá cổ phiếu tăng. Nếu giá giảm thì không thể nào có lợi nhuận. Vì thế người mua cổ phiếu thường hy vọng một ngày giá cổ phiểu tăng cao hơn. Tuy nhiên, khi đầu tư hàng hóa phái sinh thì vẫn có thể có lợi nhuận dù giá mặt hàng giảm. Vì vậy, nhiều người gọi đây là giao dịch 2 chiều.
Khi hàng hóa tăng lên thì nhà đầu tư có thể mua lên để kiếm được lợi nhuận. Khi giá cả bị giảm thì nhà đầu tư vận có thể mở vị thế bán hoặc nhận lợi nhuận dù giá giảm. Bạn cũng có thể chốt lỗ hay lãi ngay khi bạn muốn T+0 mà không cần chờ thời gian 3 ngày như mua cổ phiếu. Vì vậy, nhà đầu tư có thể chủ động với giao dịch của mình nếu như có biến động giá hay rủi ro ngoài ý muốn.
Xem thêm: Kiến thức căn bản về Trend Line Phần 3
4️⃣ Rủi ro khi giao dịch hàng hóa phái sinh
Có lợi nhưng cũng có những rủi ro khi nhà đầu tư chọn hình thức này. Hãy cùng điểm qua những rủi ro mà bạn có thể đối mặt khi tham gia giao dịch như sau:
✅ Đặt nhầm lệnh
Hiện nay, khi không hiểu rõ bản chất của các lệnh có thể làm cho bạn bị đặt nhầm lệnh hoặc đặt các lệnh rất nhiều. Từ đó, nhà đầu tư có thể quên không đặt lệnh dừng lỗ khiến cho nhà đầu tư bị thua lỗ nặng.
✅ Khả năng biến động lớn
Hàng hóa phái sinh thường chịu tác động của thị trường từ những hoạt động thanh toán, giao dịch, kiểm soát biến động. Thêm vào đó nhiều người có thể đầu tư từ nhiều thị trường khác nhau từ Châu Âu đến Châu Á hoặc ngược lại. Vì vậy, nếu dự đoán sai thì những nhà đầu tư sẽ gặp nhiều thiệt hại.
✅ Ảnh hưởng thiên tai, chính trị
Các sự kiện chính trị cũng có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành hàng hóa và tác động trực tiếp tới mảng đầu tư này. Chẳng hạn, tình hình chiến sự của Nga và Ukraine đã tác động cực lớn tới giá dầu thô và làm nhà đầu tư hoang mang khi đặt lệnh.
Ngoài ra, thiên tai là yếu tố ảnh hưởng khá trực tiếp vào nhành hàng phái sinh. Nếu như trời mưa bão, hạn hán hay ngập lụt sẽ khiến hiệu quả năng suất của sản phẩm không cao. Từ đó giá cả hàng hóa phái sinh bị giảm mạnh.
Hãy Đầu Tư vừa chia sẻ những kiến thức chi tiết về hàng hóa phái sinh. Hy vọng, nhà đầu tư có thêm cho mình nhiều kiến thức hấp dẫn và bổ ích trong chuyên mục Hàng Hóa.
Nội dung đã được tham khảo từ:
- dautuhanghoa.vn – Hàng hóa phái sinh – 10/09/2022
- ftv.com.vn – Hàng hóa phái sinh là gì? Đầu tư giao dịch hàng hóa phái sinh – 10/09/2022