Lý lịch tư pháp là giấy tờ cực kỳ quan trọng để bạn có thể nộp dơn xin định cư Mỹ, Úc, Canada thành công. Vì vậy, Hãy Đầu Tư đã có bài viết chi tiết này giúp bạn hoàn thành nó nhanh chóng nhất.
1️⃣ Lý lịch tư pháp là gì?
Lý lịch tư pháp chính là những án tích của một người. Nếu một người bị kết án bằng bản án hay quyết định hình sự của tòa án mà có hiệu lực pháp luật thì sẽ được ghi nhận cụ thể tại giấy tờ này. Vì vậy, khi một tổ chức nào có lý lịch tư pháp của một người sẽ biết được tình trạng thi hành án, cấm người này không được đảm nhiệm các chức vụ, quản lý doanh nghiệp,…
✅ Lý lịch tư pháp số 1 là gì?
Lý lịch tư pháp mẫu số 1 sẽ là phiếu ghi nhận những án tích chưa được xóa. Phiếu này không có ghi những án tích đã được xóa, thông tin không được đảm nhận những nhiệm vụ, quản lý doanh nghiệp hay hợp tác xã. Vì thế lý lịch tư pháp (mẫu số 1) có ghi thông tin cấm đảm nhiệm khi các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
✅ Lý lịch tư pháp số 2
Phiếu này sẽ ghi đầy đủ các án tích của người đó gồm cả những tiền án tiền sự được xóa và chưa xóa. Phiếu này có cả thông tin cấm đảm nhận chức vụ, quản lý hay thành lập hợp tác xã, đơn vị, tổ chức,… Phiếu này chính là giấy tờ cần thiết khi định cư Mỹ, Úc, Canada,… và nhiều quốc gia khác.
✅ So sánh lý lịch tư pháp số 1 và 2
Hãy Đầu Tư sẽ so sánh chi tiết để bạn hiểu rõ hai loại giấy tờ này như sau:
Thông tin | Phiếu số 1 | Phiếu số 2 |
Đối tượng | Được cấp theo yêu cầu của:
|
Được cấp theo yêu cầu của:
|
Mục tiêu | Để quản lý nhân sự, đăng ký kinh doanh, thành lập hay quản lý doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã,.. |
|
Nội dung phiếu | Án tích chỉ ghi những án chưa xóa và không ghi những án đã được xóa. Tuy nhiên có những trường hợp như:
Không ghi thông tin cấm đảm nhiệm chức vụ trừ khi khi cá nhân, tổ chức, cơ quan có yêu cầu. |
Án tích của phiếu này ghi đầy đủ kể cả những tội lỗi nào đã xóa và chưa xóa:
Có ghi đầy đủ thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, quản lý, doanh nghiệp, tổ chức,… |
Có ủy quyền được không |
|
Không được ủy quyền |
✅ Lý lịch tư pháp để làm gì?
Mục đích của việc làm lý lịch này chính là:
- Chứng minh một cá nhân có hoặc không có án tích, vi phạm pháp luật hay bị cấm điều hành, quản lý doanh nghiệp, công ty,…
- Ghi nhận xóa án tích để người có án tái hòa nhập với cộng đồng.
- Phục vụ cho vấn đề tố tụng hình sự, thống kê tư pháp hình sự.
- Quản lý nhân sự, đăng ký kinh doanh,…
- Nộp đơn xin định cư Canada, Mỹ, Úc, Hàn,…
2️⃣ Lý lịch tư pháp cần gì khi định cư?
Để xác nhận lý lịch tư pháp số 2 cho việc định cư thì người xin cần lưu ý các yêu cầu:
- Thời điểm từ ngày cấp lý lịch cho đến ngày nộp hồ sơ định cư không quá 6 tháng.
- Nếu như bạn xin lý lý giấy này bằng tiếng Việt thì cần có một bản dịch lý lịch tư pháp Tiếng Anh. Sau đó đem đi công chứng từ bản gốc. Hai bản này phải được công chứng và nộp cùng nhau để đối chiếu.
- Nội dung của giấy này cần có các thông tin cá nhân của người được cấp phiếu, họ và tên cha mẹ, có bị cấm đảm nhiệm chức vụ không và án tích.
Khi một cá nhân yêu cầu cung cấp lý lịch thì cần chuẩn bị các giấy tờ như:
- Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.
- Bản sao căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp.
3️⃣ Lý lịch tư pháp làm ở đâu?
Theo như pháp luật Việt Nam quy định trong điều 46, 45 luật về lý lịch tư pháp thì các cá nhân có thể xin nộp hồ sơ tại những cơ quan sau:
- Sở Tư pháp nơi bạn thường trú.
- Sở Tư pháp nơi bạn tạm trú nếu không có thường trú.
- Sở Tư pháp nơi bạn cư trú trước khi xuất cảnh nếu cư trú ở nước ngoài.
Ngoài ra bạn có thể xin lý lịch tư pháp online dễ dàng hơn trước đây.
4️⃣ Các bước xin lý lịch tư pháp trực tuyến
Người xin lý lịch tư pháp trực tuyến Hà Nội, TP.HCM hay bất cứ tỉnh thành nào đều có thể làm theo những bước như sau:
- Bước 1: Truy cập vào địa chỉ website lltptructuyen.moj.gov.vn/home
- Bước 2: Chọn đối tượng nộp hồ sơ
- Bước 3: Chọn nơi thường trú hay tạm trú và bấm vào nút mũi tên ô màu xanh bên cạnh sự chọn lựa của bạn.
- Bước 4: Hệ thống sẽ tự động nhảy về trang cấp phiếu lý lịch tư pháp của địa phương bạn. Và bạn chỉ cần nhấp vào để tiến hành Nhập Tờ Khai.
- Bước 5: Nhập thông tin lý lịch tư pháp số 2 online gồm những thông tin cơ bản như họ và tên, tên goi khác, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, quốc tịch,…
- Bước 6: Tải hồ sơ lên hệ thống của website bằng cách chụp ảnh, scan giấy tờ để tải lên cho cơ quan có thẩm quyền. Những giấy tờ cần đăng lên là CMND / CCCD đầy đủ 2 mặt. Hộ khẩu thường trú cả trang bìa và các trang liên quan.
- Bước 7: Bấm vào mục Tôi xin cam đoan những lời khai trên đúng với sự thật. Kiểm tra lại thông tin vừa cập nhật và chọn tiếp tục.
- Bước 8: Hệ thống trả về mã số đăng ký trực tuyến và bạn phải ghi nhớ mã này để lấy phiếu lý lịch. Bên cạnh đó chuẩn bị giấy tờ và đóng phí theo cách nộp cho nhân viên Bưu chính nếu bạn đăng ký lấy hồ sơ qua bưu chính. Cách thức 2 bạn nộp phí trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu.
5️⃣ Những câu hỏi có liên quan
Hãy Đầu Tư sẽ giúp bạn giải đáp một số câu hỏi có liên quan chi tiết về việc xin lý lịch tư pháp như sau:
✅ Thời gian làm lý lịch tư pháp khi đi định cư là bao nhiêu?
Theo quy định lý lịch tư pháp sẽ được ban hành không quá 10 tới 15 ngày kể từ khi nộp đơn xin cấp giấy. Thực tế có thể thời gian này trên 15 ngày mới có thể có được. Tại các thời điểm bất khả kháng như chống dịch covid 19, thiên tai,…
✅ Hồ sơ định cư không có lý lịch tư pháp có sao không?
Khi xin định cư bạn cần phải có giấy tờ này nếu không có thì nhân viên sẽ liên hệ để bạn cho phép 1 tháng để hoàn thành giấu tờ này hoặc giải thích lý do. Nếu không được chấp thuận thì đơn định cư không được cấp phép.
✅ Định cư làm giấy lý lịch tư pháp số mấy?
Số 2
✅ Có được ủy quyền làm giấy số 2 không?
Không, công dân phải tự đi làm tại cơ quan chức năng hoặc trên hệ thống trực tuyến của địa phương.
✅ Làm giấy lý lịch tư pháp tốn bao nhiêu tiền?
Lệ phí cấp giấy này là 200.000 nghìn đồng một lần cho một người. Từ phiếu thứ 3 thì thu thêm 5.000 đồng/phiếu. Khi người làm là học sinh, sinh viên, người có công, gia đình của liệt sỹ thì giảm 100.000 nghìn đồng một lần cho một người.
Những quy định này có tại điều 4 theo thông tư 244/2016/TT-BTC. Trong điều này cũng có quy định các trường hợp được miễn phí là trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người có hộ nghèo, người ở khu vực khó khăn theo bộ luật quy định.
✅ Lý lịch tư pháp thời hạn bao lâu?
Theo Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 tới nay chưa có quy định về thời hạn nhưng tùy tính chất và lĩnh vực thì nó sẽ có quy định khác nhau tại các văn bản. Ví dụ khi xin giấy phép cho người lao động nước ngoài thì chỉ nhận thời hạn 6 tháng tính từ khi nộp hồ sơ.
Hy vọng những chia sẻ về lý lịch tư pháp của Hãy Đầu Tư đã giúp bạn có thông tin cụ thể để Định Cư thành công.
Nguồn bài viết có tham khảo từ:
- visatravelq.com – Đi định cư làm lý lịch tư pháp số mấy? – 31/08/2022
- luatvietnam.vn – Làm lý lịch tư pháp cần chuẩn bị giấy tờ gì? – 31/08/2022
- thuvienphapluat.vn – Hướng dẫn làm lý lịch tư pháp online – 31/08/2022