Bảo hiểm tín dụng là gì? Có cần mua bảo hiểm tín dụng không? Những câu hỏi này sẽ được Hãy Đầu Tư giải đáp nhanh chóng thông qua bài viết sau đây.
1️⃣ Bảo hiểm tín dụng là gì?
Bảo hiểm tín dụng (Credit Insurance) là một loại hình bảo hiểm giúp người vay hoàn thành trách nhiệm trả nợ cho tổ chức tín dụng khi họ không may bị rủi ro hay tai nạn không thể biết trước.
Cụ thể là công ty bảo hiểm sẽ thay người vay trả số tiền còn nợ cho ngân hàng tín dụng. Ngược lại, người vay phải trả một khoản phí cho công ty này.
Có thể bạn quan tâm: Công ty bảo hiểm gây khó dễ khi chi trả quyền lợi cho khách hàng
2️⃣ Mục đích của bảo hiểm tín dụng
Bảo hiểm tín dụng là một sản phẩm ít được nghe đến trên thị trường. Tuy nhiên, Hãy Đầu Tư đã tìm thấy được những ý nghĩa và mục đích mà loại hình bảo hiểm này mang tới cho những ai mua nó.
✅ Ý nghĩa với người đi vay
Theo chính sách cho vay của ngân hàng, đối với trường hợp người vay qua đời và nếu có tài sản bảo đảm thì ngân hàng sẽ thu giữ tài sản (bán tài sản công khai) chỉ trừ trường hợp vợ/chồng hoặc con của người vay trả nợ thay.
Nếu có mua bảo hiểm tín dụng, khi người vay không may qua đời hay bị thương tật hay mất đi thì công ty bảo hiểm sẽ thay họ trả cho ngân hàng phần nợ gốc còn thiếu cùng lãi phát sinh của khoản vay. Qua đó, bảo hiểm giúp bảo toàn tài sản của người vay và giảm thiểu gánh nặng chi phí cho những người thân của khách hàng.
✅ Ý nghĩa với ngân hàng
Khi người đi vay không còn khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ phải đối diện với nguy cơ nợ xấu và không thể thu được vốn. Cho nên các ngân hàng phải có một tổ chức nhận bảo hiểm cho khoản vay của khách hàng.
3️⃣ Phí bảo hiểm tín dụng ngân hàng là bao nhiêu?
Mức phí bảo hiểm là khoảng 5-6% số tiền thể hiện trên hợp đồng vay vốn của người đi vay tại những ngân hàng thương mại. Các ngân hàng sẽ trích từ 5-6% tổng số tiền người vay vốn đã đóng bảo hiểm. Hoặc người vay nhận được số tiền đầy đủ đã vay nhưng số tiền lãi vay sẽ gồm thêm phí bảo hiểm.
Ví dụ:
Nếu khách hàng vay thế chấp không cần bảo hiểm tín dụng số tiền 100 triệu từ ngân hàng thương mại thì số tiền nhận được sẽ là 100 triệu theo hợp đồng vay vốn.
Nhưng nếu nhà đầu tư vay thế chấp thêm bảo hiểm thì ngân hàng sẽ sử dụng 5 triệu từ khoản vay này để đóng bảo hiểm. Còn nhà đầu tư sẽ được vay 95 triệu. Nếu người vay đã nhận đầy đủ 100 triệu nhưng số tiền vay được thể hiện trên hợp đồng tín dụng là 105 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm: Quyền hủy hợp đồng bảo hiểm trong 21 ngày sử dụng sao cho đúng?
4️⃣ Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm tín dụng là gì?
✅ Những quyền lợi cơ bản
Bảo hiểm sẽ trả tiền bảo hiểm theo hai trường hợp cụ thể:
- Thương tật bộ phận cơ thể hoàn toàn hay nếu qua đời vì tai nạn ngoài phạm vi bảo hiểm: Chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm.
- Bị thương tật bộ phận vì tai nạn (thường trên 21% đến 81%) : Chi trả theo tỷ lệ phần trăm chấn thương đã được công ty bảo hiểm quy định nhân với số tiền bảo hiểm theo như quyền lợi cơ bản.
Chẳng hạn: Anh B tham gia bảo hiểm tín dụng, số tiền bảo hiểm 100 triệu trong thời hạn 10 năm với mức phí đóng 1 triệu/năm. Nếu không may qua đời, anh A sẽ nhận được số tiền bảo hiểm là 100 triệu đồng.
Còn nếu sau khi tham gia bảo hiểm được 6 tháng, anh A không may gặp tai nạn dẫn đến mất thị lực 1 bên mắt. Tỉ lệ tổn được tính là 45%. Khi ấy, bảo hiểm sẽ chi trả cho B 45 triệu đồng.
✅ Quyền lợi bảo hiểm bổ sung
Ngoài các quyền lợi cơ bản, bảo hiểm tín dụng còn có cung cấp bảo hiểm lãi tiền vay (chi trả toàn bộ số tiền lãi vay còn nợ ngân hàng nhưng không vượt lên trên mức quy định) và trợ cấp vào bệnh viện sau tai nạn hay trợ cấp tang lễ thông thường là 1 triệu đồng khi người vay không may qua đời.
5️⃣ Có bắt buộc mua bảo hiểm tín dụng?
Hiện nay, khi vay vốn tại các ngân hàng sẽ được tư vấn người vay nên mua bảo hiểm tín dụng. Loại bảo hiểm trên sẽ bảo vệ quyền lợi của chính người vay và ngân hàng khi có rủi ro diễn đến.
Trên nguyên tắc, bảo hiểm tín dụng không có tính chất ép buộc. Khách hàng có mua bảo hiểm tín dụng không tuỳ thuộc sự lựa chọn của người vay và người cho vay trên cơ sở tự nguyện.
Hợp đồng bảo hiểm phải tuân theo quy định của Pháp luật. Hợp đồng phải ghi đầy đủ những điều khoản quy định thời gian bảo hiểm, phí bảo hiểm, quyền lợi và trách nhiệm của bên tham gia trong hoạt động bảo hiểm như trường hợp bồi thường thiệt hại toàn bộ hoặc bộ phận…
Việc nắm vững những khái niệm của Bảo hiểm tín dụng là như thế nào sẽ giúp người đi vay hiểu thêm được các quyền lợi cơ bản nhất mình được thụ hưởng khi tham gia hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp không may gây nên rủi ro thì bảo hiểm tín dụng sẽ bảo vệ quyền lợi của các bên cho vay và bên vay.
Bài viết được tham khảo nguồn tại:
- dnse.com.vn – Bảo hiểm tín dụng là gì? Có bắt buộc phải mua bảo hiểm tín dụng không? – 22/02/2023