Đa quốc tịch là gì? Các nước chấp nhận 2 quốc tịch và lợi ích khi có nhiều quốc tịch sẽ được Hãy Đầu Tư tiết lộ ngay sau đây.
1️⃣ Đa quốc tịch là gì?
Chế độ đa quốc tịch nói về việc một cá nhân được công nhận chính thức là công dân ở nhiều quốc gia cùng một lúc. Những nước điển hình với chính sách đa quốc tịch như: Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Úc và Canada. Người nhiều quốc tịch có thể lựa chọn nhập tịch giữa 2 trong 3 quốc tịch hoặc hơn theo ý muốn.
Ví dụ: trẻ sinh ra ở Canada có bố là người Australia hoặc mẹ là người Mỹ thì có thể có cả quốc tịch Canada, Úc và Hoa Kỳ.
Xem thêm: Định cư Pháp khó hay dễ? Cách xin visa định cư Pháp như thế nào?
2️⃣ Chế độ hai quốc tịch
Chế độ hai quốc tịch hay còn gọi là song tịch khi một công dân nước ngoài có hộ chiếu ở hai quốc gia khác nhau và bản thân người ấy được công nhận là công dân của ít nhất hai quốc gia cùng một lúc.
Trong khi danh sách các quốc gia cho phép đa quốc tịch/ngoại tịch đang dần tăng thêm thì cũng có một số quốc gia cấm mua hộ chiếu thứ hai. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, một số quốc gia đã có thái độ cởi mở hơn nữa với việc cho phép công dân của họ duy trì quốc tịch kép, bao gồm việc công nhận quốc tịch thứ hai/đa quốc tịch hoặc thay đổi các điều kiện của họ khi nhập tịch.
3️⃣ Các quốc gia chấp nhận 2 quốc tịch
Một số quốc gia chấp nhận người có 2 quốc tịch là:
- Albania
- Algeria
- Angola
- Antigua & Barbuda
- Argentina
- Armenia
- Úc
- Barbados
- Bangladesh
- Bỉ
- Belize
- Benin
- Bolivia
- Brazil
- Bulgaria*
- Canada
- Chile
- Costa Rica
- Croatia*
- Cyprus
- Cộng hòa Séc
- Đan Mạch
- Ai Cập
- Phần Lan
- Pháp
- Đức*
- Hy Lạp
- Hungary
- Iceland
- Ireland
- Israel
- Ý
- Jamaica
- Kosovo
- Latvia
- Luxembourg
- Malawi
- Malta
- Mexico
- New Zealand
- Nigeria
- Na Uy
- Pakistan
- Panama*
- Peru
- Philippines
- Bồ Đào Nha
- Romania
- Serbia
- Slovenia
- Nam Phi
- Hàn Quốc*
- Tây Ban Nha
- Thụy Điển
- Thụy Sĩ
- Syria
- Thổ Nhĩ Kỳ
- Vương Quốc Anh
- Vanuatu
- Mỹ
(*) là những quốc gia chỉ cho phép công dân có hai quốc tịch theo những điều kiện được chọn.
4️⃣ Các quốc gia không chấp nhận 2 quốc tịch
Ngoài ra, vẫn có một số quốc gia không chấp nhận người 2 quốc tịch như sau:
- Afghanistan
- Andorra
- Áo
- Azerbaijan
- Bahrain
- Trung Quốc
- Djibouti
- El Salvador
- Estonia
- Georgia
- Ấn Độ
- Indonesia
- Nhật Bản
- Kazakhstan
- Lithuania
- Malaysia
- Montenegro
- Hà Lan*
- Nepal
- Ba Lan
- Ả Rập Saudi
- Singapore
- Slovakia*
- Tanzania
- Thái Lan
- Ukraine
- Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
- Venezuela
Tại Nhật và Hàn Quốc, trẻ em và thanh niên dưới 21 tuổi có thể có đa quốc tịch. Nhưng họ sẽ mất quốc tịch Nhật hay Hàn Quốc nếu không từ bỏ quốc tịch khác khi ở tuổi 21.
Với nước Đức thì chỉ có trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Đức hoặc là thường trú nhân ở Đức đủ ba năm trở lên có thể xin nhập quốc tịch Đức, cho dù có đồng thời xin quốc tịch này hay không. Còn nếu người trưởng thành xin nhập quốc tịch Đức thì họ phải từ bỏ quốc tịch hiện tại.
Đối với Việt Nam, đa quốc tịch được công nhận theo các trường hợp sau đây:
- Trẻ con sinh ra có cha hoặc mẹ có quốc tịch Việt Nam.
- Kiều bào gốc Việt hiện đang sống ở nước ngoài đã mất hoặc không có quốc tịch Việt Nam có quyền xin từ bỏ quốc tịch Việt Nam.
- Người Việt sống ở nước ngoài xin nhập quốc tịch nước sở tại nhưng không xin từ bỏ quốc tịch Việt Nam.
5️⃣ Những lợi ích khi có 2 quốc tịch
- Trên hộ chiếu không cho phép bạn đi lại du lịch đến bất cứ nơi nào. Điều này làm cho việc đi lại du lịch trở thành một vấn đề phức tạp bởi vì sẽ cần phải xin visa du lịch. Với người sở hữu hộ chiếu thứ hai có thể đưa ra lời giải về bài toán trên bằng cách tăng khả năng di chuyển của một cá nhân và xoá bỏ bộ máy hành chính quan liêu trong nước.
- Sở hữu hộ chiếu thứ hai từ một quốc gia ổn định sẽ khiến yên tâm hơn nữa. Trong trường hợp có bất cứ sự thay đổi lớn về văn hoá, chính trị hay kinh tế tại quốc gia của bạn, bạn sẽ cần có một phương án khác để thay đổi cuộc sống.
- Tuỳ dựa vào hộ chiếu của người sở hữu bạn có thể được trao cơ hội tham gia các chương trình đào tạo về chăm sóc y tế hàng đầu toàn cầu cũng với lối sống được đánh giá cao ở nhiều khía cạnh.
- Sở hữu quốc tịch thứ hai tạo nên các cơ hội đầu tư và thực hiện những giao dịch thương mại cho dù đó là trường hợp không khả dụng hay chỉ có thể căn cứ trên hộ chiếu gốc.
- Các khu vực pháp lý nhất định sẽ cung cấp chính sách thuế với những ưu đãi có thể đem tới nhiều lợi ích cho bạn và công ty. Những điều trên gồm chính sách không thu thuế hai lần và tăng vốn, giảm thuế sẽ cho phép bạn bảo vệ tài sản của mình hiệu quả hơn nữa.
- Khi sang nước thứ 3, tuỳ theo chính sách quản lý ở nước sở tại, bạn có thể sử dụng các hộ chiếu của mình như thế nào cho hiệu quả và phù hợp.
Ví dụ: Bạn nên sử dụng hộ chiếu Úc nếu sang Nhật mà không cần visa, trong khi hộ chiếu Việt Nam lại cần visa. Hoặc nên sử dụng hộ chiếu Việt Nam đi sang Indonesia được cấp visa, nhưng khi hộ chiếu Úc lại không.
Do vậy, không phải bao giờ hộ chiếu Hoa Kỳ, Úc, Anh… cũng thuận lợi và an toàn hơn. Hộ chiếu Việt Nam cũng thuận lợi khi di chuyển giữa một số nước thành viên ASEAN.
Nên đem theo toàn bộ hộ chiếu khi du lịch hay công tác đến bất cứ nước nào đó. Nó giúp bạn có được sự hỗ trợ bởi toàn bộ những đại sứ hoặc lãnh sứ quán của mình khi có nhu cầu hay trong các trường hợp khẩn cấp.
Xem thêm: CSPA là gì? Hướng dẫn công thức tính tuổi CSPA
6️⃣ Việt Nam cho phép công dân có hai quốc tịch
Sau ngày 1/7/2009, người Việt Nam đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng có nguyện vọng được làm công dân Việt Nam sẽ được giải quyết. Đây là nội dung mới của Luật Quốc tịch được Văn phòng Chủ tịch nước thông báo.
Đến ngày 24/6/2014, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quốc tịch cho phép người Việt Nam cư trú ở nước ngoài mà không còn quốc tịch Việt Nam trước ngày luật trên có hiệu lực vẫn được giữ quốc tịch.
Có thể hiểu rằng Việt Nam đã cho phép công dân được giữ 2 quốc tịch. Cụ thể, các trường hợp gồm: người được Chủ tịch nước cho phép trong việc đăng ký lại quốc tịch Việt Nam; người Việt Nam cư trú ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng không còn lưu giữ quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi.
Như vậy, những chủ thể trên được quyền có hai quốc tịch được pháp luật Việt Nam công nhận. Đây là nội dung mới được quy định trong Luật quốc tịch 2008 và luật bổ sung năm 2014 được Quốc Hội xem xét và sửa đổi.
Theo quy định, công dân Việt Nam có quyền lấy trở lại quốc tịch cũ và họ cũng có quyền nhập quốc tịch ở nơi đang cư trú nếu chấp hành luật về nhập quốc tịch của nước mình.
7️⃣ Làm gì để có đa quốc tịch?
Muốn trở thành người có đa quốc tịch thì có các cách khác nhau. Dưới đây, Hãy Đầu Tư sẽ liệt kê một số cách giúp bạn có được hai quốc tịch:
✅ Quan hệ gia đình
Ở một vài quốc gia, bạn có thể nhập quốc tịch theo huyết thống, điều này sẽ thực hiện được nếu bạn chứng tỏ được việc bạn có quan hệ gia đình với quốc gia ấy. Nếu bạn sử dụng cách này và bạn đã có mối quan hệ gia đình với người ở quốc gia đó, thì việc nhập quốc tịch là rất dễ dàng.
✅ Đầu tư
Một cách nữa để có đa quốc tịch là đầu tư, đây là cách đơn giản và nhanh nhất để có được một quốc tịch khác. Nếu bạn đầu tư vào một quốc gia nhất định hoặc mua nhà ở nước ngoài, nghĩa là bạn có thể sở hữu được quốc tịch mà bạn mong muốn.
✅ Hôn nhân
Cuối cùng, bạn cũng có trở thành người có hai quốc tịch thông qua cách kết hôn. Vì vậy, nếu bạn là một người nước ngoài và may mắn gặp được một nửa của mình rồi kết hôn thì bạn sẽ có được hai quốc tịch. Tất nhiên, bạn không nên kết hôn chỉ bởi quốc tịch đâu.
Hy vọng những thông tin chi tiết này có thể giúp bạn hiểu hơn về đa quốc tịch và những lợi ích của một người có 2 quốc tịch. Tham khảo thêm nhiều bài viết của chuyên mục Định Cư để có phương án đầu tư theo hình thức này hợp lý nhất nhé!
Nội dung bài viết đã được tham khảo tại:
- uca.com.vn – Đa quốc tịch là gì? Các quốc gia cho phép chế độ hai quốc tịch – 08/02/2023
- dautuquocte.org – Việt Nam cho phép song tịch và một số thông tin cần lưu ý – 08/02/2023