Trong vài năm trở lại đây, đầu tư hàng hóa (trade hàng hóa) đã trở nên khá phổ biến trên thế giới. Nhà đầu tư được xem là khôn ngoan khi phân bổ một phần dù nhỏ nguồn vốn của họ vào các mặt hàng.
Lý do là, thị trường hàng hóa giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, giá cả lại thường xuyên di chuyển trong mô hình gần như không tương quan với cổ phiếu và trái phiếu.
Khi thị trường chứng khoán và bất động sản giảm sút, nhà đầu tư có thể lựa chọn thêm một kênh đầu tư mới là giao dịch hàng hóa.
Hàng hóa (Commodity) là gì?
Hàng hóa như vàng, lúa mì, đường và dầu là nguyên liệu tự nhiên, tạo nên các khối xây dựng của nền kinh tế toàn cầu. Những khoáng chất này được sử dụng để tạo ra các sản phẩm chúng ta sử dụng mỗi ngày. Cho dù có yến mạch trong cháo hoặc nhiên liệu cho các phương tiện của chúng ta, hàng hóa bao quanh con người.
Cũng giống như mọi thị trường khác, thị trường hàng hóa có hiệu quả nhất khi có thanh khoản lớn và nhất quán. Thanh khoản rất quan trọng vì nó mang lại cho nhà giao dịch hoặc nhà đầu tư khả năng tạo ra giao dịch hiệu quả.
Đầu tư hàng hóa là gì?
Trong vài năm trở lại đây, đầu tư hàng hóa (trade hàng hóa) đã trở nên khá phổ biến trên thế giới. Nhà đầu tư được xem là khôn ngoan khi phân bổ một phần dù nhỏ nguồn vốn của họ vào các mặt hàng.
Lý do là, thị trường hàng hóa giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, giá cả lại thường xuyên di chuyển trong mô hình gần như không tương quan với cổ phiếu và trái phiếu.
Khi thị trường chứng khoán và bất động sản giảm sút, nhà đầu tư có thể lựa chọn thêm một kênh đầu tư mới là giao dịch hàng hoá.
Theo Tiến sĩ Đinh Thế Hiển – Giám đốc Viện Nghiên cứu tin học – Kinh tế ứng dụng, thị trường chứng khoán hiện nay không có nhiều cơ hội cho nhà đầu tư lướt sóng, chỉ có cơ hội cho nhà đầu tư giá trị lựa chọn nắm giữ cổ phiếu dài hạn hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi đó, chứng khoán cũng ít cơ hội trong tình trạng lãi suất cao như hiện nay.
Những ai giao dịch hàng hóa?
Hàng hóa là các tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt, cà phê và đậu nành. Hàng hóa được giao dịch qua các hợp đồng kỳ hạn trên các sàn giao dịch trên toàn thế giới bởi các nhà sản xuất và người mua. Khi một hợp đồng kỳ hạn hết hạn, những nhà giao dịch này giao dịch hàng hóa thực tế. Loại hình nhà giao dịch thứ hai tham gia vào thị trường hàng hóa là nhà đầu cơ, tức là các nhà giao dịch mua và bán các hàng hóa vì mục đích kiếm lời.
Tại sao nên giao dịch hàng hóa?
Cho dù bạn có là nhà giao dịch hay không, giá dầu mỏ và khí đốt, cà phê,… tác động tới chúng ta hàng ngày. Trong quá khứ, chỉ có những người có nhiều vốn cũng như có đủ thời gian và trình độ chuyên môn mới có thể đầu tư vào hàng hóa. Ngày nay, việc tiếp cận thị trường hàng hóa cũng mở ra với những người không phải là chuyên gia, cho phép các nhà giao dịch trực tuyến tận dụng cả biến động giá ngắn hạn cũng như dài hạn.
Điều gì ảnh hưởng đến giá của các hàng hóa?
Không giống như forex, mà ở đó giá trị của một đồng tiền có mối liên hệ chặt chẽ với hiệu suất của khu vực kinh tế sử dụng nó, giá hàng hóa bị ảnh hưởng chủ yếu bởi cung và cầu. Đây là những gì bạn cần biết để theo dõi những yếu tố quan trọng quyết định cung và cầu trong ngành hàng hóa.
1. Giá của đồng Đô la Mỹ
Vì hàng hóa được định giá bằng đồng Đô la Mỹ, nên biến động của USD có tác động trực tiếp tới giá giao dịch của các hàng hóa như, dầu mỏ, khí đốt, cà phê và đậu nành.
2. Thiên tai
Điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chẳng hạn như bão lớn, sóng thần và động đất, có thể có tác động mạnh tới giá hàng hóa.
3. Các sự kiện địa chính trị
Các lực lượng địa chính trị có tác động trực tiếp tới ngành hàng hóa, mà tác động này có thể được coi là cả rủi ro lẫn cơ hội. Ngoại giao quốc tế, chia rẽ dân sự và biến động tỷ giá có thể làm gia tăng đáng kể biến động trên thị trường hàng hóa.
Lợi thế của việc giao dịch hàng hóa
Giao dịch hàng hóa đã trở thành một trong những cách phổ biến nhất để đa dạng hóa danh mục đầu tư, đặc biệt là trong các thị trường chứng khoán giá xuống, vì hàng hóa có xu hướng biến động ngược chiều với chứng khoán. Các lý do khác cho thấy tại sao nhà giao dịch lại chọn giao dịch hàng hóa trực tuyến được nêu bên dưới:
1. Thị trường có thanh khoản cao
Các thị trường hàng hóa chủ yếu được giao dịch với khối lượng lớn bởi những người tham gia khác nhau trên thế giới, cung cấp một vài cơ hội giao dịch cho cả nhà giao dịch ngắn hạn và dài hạn.
2. Mua vào và bán ra
Không giống như đầu tư truyền thống, bao gồm việc mua vào và giữ lại với hy vọng giá tăng, bạn có thể kiếm lời từ cả hai trường hợp giá tăng và giảm bằng việc mua vào hoặc bán ra. Tại Gia Cát Lợi, bạn có thể bắt đầu giao dịch trên các thị trường hàng hóa có biến động cao với vốn ban đầu thấp.
Bảo hiểm rủi ro khi giao dịch hàng hóa phái sinh
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) đóng vai trò là “nhà tạo lập thị trường”, là người sẵn sàng mua đối với người bán và là người sẵn sàng bán với người mua. Việc chuyên biệt và tiêu chuẩn hóa các hàng hóa khiến cho việc giao dịch trên sàn hàng hóa trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, và ngày càng trở thành công cụ chính yếu trong việc phòng ngừa rủi ro biến động giá của các đối tượng tham gia thị trường.
Thị trường hàng hóa là một trong những thị trường có biến động mạnh nhất thế giới trong những năm vừa qua. Mối quan hệ giữa hàng hóa vật chất và hàng hóa phái sinh là mối quan hệ không tách rời, một mặt đặc tả hàng hóa vật chất được cụ thể hóa thành các hợp đồng giao dịch phái sinh chuyên biệt, mặt khác giá của hợp đồng giao dịch hàng hóa lại là tiêu chuẩn để thống nhất mức giá thanh toán giữa các hợp đồng giao dịch hàng hóa xuất nhập khẩu. Lợi ích lớn nhất của việc tham gia thị trường phái sinh hàng hóa là đối tương tham gia thị trường một mặt chủ động quyết định bảo toàn được phần lợi nhuận mình có được, mặt khác ổn định kế hoạch kinh doanh nhờ triệt tiêu ở mức tối đa các rủi ro biến động giá thị trường.
Ví dụ nhà nhập khẩu lo ngại giá tăng, sẽ mua trước lúc giá còn thấp tức mở vị thế mua trên sàn trong khi đó để phòng ngừa xu hướng giảm của thị trường hàng hóa, nhà xuất khẩu có xu hướng bán khống hay còn gọi là mở vị thế bán trên thị trường khi được giá. Việc lãi/lỗ trên thị trường vật chất sẽ được bù đắp bằng lỗ/lãi trên thị trường hàng hóa phái sinh. Lợi ích của người phòng hộ rủi ro cuối cùng được bảo toàn. Chi phí cơ hội, chi phí giao dịch thấp, linh hoạt tự do trong giao dịch khiến cho hoạt động giao dịch phái sinh hàng hóa là một trong những giao dịch năng động nhất trên thế giới, bên cạnh chứng khoán và ngoại hối.
Giao dịch hàng hóa là kênh đầu tư cần quan tâm
Theo nhận định của các chuyên gia, trong khi kênh đầu tư chứng khoán, bất động sản sụt giảm, giao dịch hàng hóa mở ra kênh đầu tư mới, khả quan cho các nhà đầu tư.
Giao dịch hàng hóa là một sản phẩm chuyên biệt của thị trường tài chính, đồng thời cũng là một kênh đầu tư tương tự như chứng khoán, không đòi hỏi nguồn vốn lớn. Giao dịch hàng hóa trong tương lai là kênh đầu tư hấp dẫn hơn để sinh lời.
Các chuyên gia cũng cho rằng đây là kênh đầu tư hấp dẫn để sinh lời nhưng nhà đầu tư cũng cần phải nghiên cứu, phân tích giá cả thị trường đúng đắn để tránh rủi ro.
Ông Nguyễn Duy Phương – Tổng giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (VNX) cho biết, trên thế giới có nhiều sàn giao dịch niêm yết các hợp đồng cà phê tương lai như Liffe, ICE, TGE…nhưng ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Do đó, giao dịch hàng hóa đang ngày càng phát triển và tỏ rõ lợi thế trong việc dự đoán giá cả thị trường và bảo hiểm rủi ro do biến động tỷ giá, không chỉ giúp ích cho nhà đầu tư mà còn cho nhà sản xuất.
Theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, khi giá được các thành viên Sở hàng hóa định giá thì giá hàng hóa của người nông dân sản xuất nhỏ, hay từ những nhà sản xuất lớn có chất lượng như nhau sẽ có giá như nhau.
Hiện tượng “được mùa mất giá”, nông sản bị thương lái ép giá sẽ giảm bớt vì khi giao dịch qua Sở giá sẽ ổn định theo thị trường.
Tìm hiểu về giao dịch hàng hóa
Có bốn nhóm hàng hoá thương mại gồm:
- Năng lượng (bao gồm dầu thô, dầu đốt, khí tự nhiên và xăng)
- Kim loại (bao gồm vàng, bạc, bạch kim và đồng)
- Vật nuôi và Thịt (bao gồm heo nạc, thịt ba chỉ, súc vật nuôi làm giống và thức ăn gia súc)
- Nông nghiệp (bao gồm ngô, đậu nành, lúa mì, gạo, hạt ca cao, hạt cà phê, bông và đường)
Những đặc điểm đầu tư hàng hóa
Giao dịch hàng hóa trên các sàn giao dịch có thể đòi hỏi các tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để thực hiện các giao dịch (mà không cần đến sự kiểm tra thị giác). Bạn không muốn mua 100 con gia súc để rồi phát hiện ra chúng đều mắc bệnh, hoặc phát hiện ra rằng loại đường mà bạn mua có chất lượng thấp hoặc không thể sử dụng được.
Có nhiều cách thức mà trong đó việc trao đổi và đầu tư vào hàng hóa có thể rất khác với việc đầu tư vào các loại chứng khoán truyền thống như cổ phiếu và trái phiếu. Sự phát triển kinh tế toàn cầu, những tiến bộ công nghệ và các nhu cầu thị trường đối với hàng hoá ảnh hưởng đến giá cả của các mặt hàng chủ lực như dầu mỏ, nhôm, đồng, đường và ngô. Ví dụ, sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ như những những ông lớn trong nền kinh tế và những quốc gia này cũng đóng góp vào việc làm hao mòn nguồn tài nguyên dự trữ cho những kim loại phục vụ ngành công nghiệp như là sắt thép.
Những nguyên tắc kinh tế cơ bản vẫn có tác dụng đối với thị trường hàng hóa: nguồn cung thấp hơn dẫn đến giá cả cao hơn. Ví dụ, các nhà đầu tư có thể theo dõi những thống kê và xu hướng về vật nuôi. Các sự gián đoạn chủ yếu trong nguồn cung, ví dụ như các mối lo ngại về tình trạng sức khỏe và bệnh tật trên diện rộng, có thể dẫn đến những quyết định đầu tư, cho thấy nhu cầu dài hạn đối với những loại vật nuôi nói chung là ổn định và có thể dự đoán được.
Giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa
Giao dịch hàng hóa tương lai (hay còn gọi Phái sinh hàng hóa) là giao dịch trong đó khách hàng thực hiện mua, bán một khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định và việc giao nhận hàng được thực hiện trong tương lai. Các yếu tố của giao dịch như khối lượng, thời gian đến hạn, tiêu chuẩn hàng hóa, mức giá… được các Sàn giao dịch quy định.
Các giao dịch hàng hóa tương lai được thực hiện trên các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế như LIFFE, LME (London), NYBOT, NYMEX CME (New York), TOCOM (Tokyo)…
Hợp đồng kỳ hạn và Hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận giữa hai bên về việc mua hay bán một tài sản nào đó ở một thời điểm định trước trong tương lai.
Hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa là một thỏa thuận giữa hai bên cam kết trao đổi cho nhau dòng tiền trong tương lai của giá cả hàng hóa, tại các thời điểm đã ấn định trong một khoảng thời gian cố định. Một bên sẽ thanh toán giá cố định và nhận giá thả nổi, bên kia sẽ thanh toán và nhận theo chiều ngược lại.
Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi được giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC).
Đối tượng khách hàng
Là các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu hoặc thu mua, chế biến phục vụ xuất khẩu.
Có kinh doanh hàng hóa tương ứng.
Giao dịch trên cơ sở hàng hóa thực.
Tiện ích giao dịch hàng hóa tại Gia Cát Lợi
Bảo hiểm hiệu quả rủi ro biến động giá hàng hóa trong phương án xuất nhập khẩu.
Đảm bảo lợi nhuận mục tiêu, hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đề ra.
Được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ về nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Thủ tục giao dịch đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện.
Giao dịch trực tuyến.
Mức phí giao dịch ưu đãi.
Được cung cấp thông tin cập nhật về biến động thị trường và các bản tin phân tích hàng ngày về thị trường hàng hóa trong nước và quốc tế.
Được cung cấp miễn phí các tài liệu tham khảo liên quan đến giao dịch.
Tư vấn miễn phí các phương án phòng ngừa rủi ro.
Hợp đồng tương lai (Futures) và Nghiệp vụ bảo đảm (Hedging)
Hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn và nghiệp vụ bảo đảm là một thủ tục thường thấy với hàng hoá. Ngành hàng không là một ví dụ của một ngành công nghiệp lớn phải đảm bảo lượng nhiên liệu khổng lồ với mức giá ổn định cho mục đích lập kế hoạch. Do nhu cầu này, các công ty hàng không tham gia vào nghiệp vụ bảo đảm và mua nhiên liệu với mức lãi suất cố định (cho một khoảng thời gian) để tránh tình trạng biến động của thị trường dầu thô và xăng dầu làm cho các báo cáo tài chính của họ trở nên không ổn định và đem lại nhiều rủi ro hơn cho các nhà đầu tư. Các hợp tác xã nông nghiệp cũng sử dụng cơ chế này. Nếu không có hợp đồng tương lai và nghiệp vụ bảo đảm, sự biến động của hàng hóa có thể gây ra tình trạng phá sản cho các doanh nghiệp cần đến năng lực dự đoán trong việc quản lý chi phí. Do đó, trao đổi hàng hóa được các nhà sản xuất và các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng như là một phần của quá trình lập ngân sách – và khả năng bình thường hóa các chi phí thông qua việc sử dụng các hợp đồng kỳ hạn làm giảm thiểu nhiều thứ đau đầu liên quan đến dòng tiền.
Đầu tư vào hàng hóa có thể nhanh chóng bị thoái hóa thành canh bạc hoặc đầu cơ khi một nhà kinh doanh ngắn hạn đưa ra những quyết định thiếu thông tin. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng hợp đồng tương lai (Futures) và nghiệp vụ bảo đảm (Hedging), các nhà đầu tư và nhà hoạch định kinh doanh có thể bảo đảm sự bảo hiểm về giá cả so với sự bất ổn về giá. Tăng trưởng dân số, kết hợp với nguồn cung hạn hẹp trong nông nghiệp, có thể tạo ra những cơ hội để tăng giá các sản phẩm nông nghiệp. Nhu cầu về kim loại phục vụ các ngành công nghiệp cũng có thể dẫn đến các cơ hội để kiếm tiền bằng cách đặt cược vào sự tăng giá trong tương lai. Khi thị trường biến động bất thường hoặc giảm giá, hàng hóa cũng có thể tăng giá, và trở thành một nơi (tạm thời) để lưu giữ tiền mặt.
Thị trường hàng hóa Việt Nam
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) là cấp nhà nước điều phối các giao dịch hàng hóa. Hiện tại MXV hỗ trợ giao dịch ở 4 lĩnh vực chính gồm: nông sản, nguyên liệu công nghiệp, kim loại và nông sản với danh mục sản phẩm lên đến 25 loại hàng hóa.
Hiện nay, nhà đầu tư tại Việt Nam đã làm quen với thị trường hàng hóa, phần lớn nhờ sự đóng góp của MXV trong hơn 10 năm qua. MXV cung cấp các giao dịch hàng hóa tập trung, và là đơn vị cấp quốc gia.
MXV cung cấp các công cụ tài chính phái sinh, hợp đồng chênh lệch, quyền chọn,…để nhà đầu tư có thể tham gia thị trường hàng hóa giúp bảo hiểm giá hàng hóa, đa dạng hóa danh mục, quản lý rủi ro.
Ví dụ, Việt Nam là nhà cung cấp cà phê Robusta lớn thứ 2 thế giới, tuy nhiên giá cà phê Robusta lại biến động thất thường. Thông qua MXV, nhà nông có thể chốt giá cà phê Robusta với người mua bằng hợp đồng tương lai để giảm rủi ro.
Hiện tại, nhà đầu tư có thể giao dịch 25 hàng hóa qua MVX bao gồm:
Nông sản: Đậu tương Mini, Đậu tương, Lúa mì Mini, Lúa mì, Dầu đậu tương, Khô đậu tương, Ngô Mini, Ngô.
Nguyên Liệu công nghiệp: Cao su TRS20, Ca cao, Bông, Cao su RSS3, Cà phê Arabica, Cà phê Robusta, Đường
Kim loại: Bạch Kim, Sắt, Bạc, Đồng
Năng lượng: Dầu WTI, Xăng pha chế, Khí tự nhiên, Dầu ít lưu huỳnh, Dầu WTI mini, Dầu brent
Sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có hơn 50 sàn giao dịch hàng hóa lớn, thúc đẩy giao dịch lên đến hơn 100 hàng hóa quan trọng. Thông thường, các loại hàng hóa trên thế giới được phân làm hai loại: Cứng – các hàng hóa là các tài nguyên thiên nhiên như vàng, bạc, bạch kim, hoặc Mềm – là các hàng hóa trong sản xuất nông nghiệp như bắp, ngô, đường, thịt lợn…
Một vài sàn giao dịch hàng hóa hàng đầu trên thế giới gồm:
- CME – Sở giao dịch hàng hóa Chicago – cung cấp giao dịch sản phẩm thịt, tiền tệ, chỉ số, tỉ giá..
- ICE – Sàn giao dịch liên lục địa – cung cấp giao dịch dầu, năng lượng, sản phẩm nông nghiệp..
- LME – Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn – giao dịch kim loại
- TOCOM – Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo – cung cấp giao dịch kim loại, năng lượng, nông nghiệp…
- NYMEX – Sở giao dịch hàng hóa New York- cung cấp giao dịch năng lượng, kim loại
—
SMS,ĐT: 0981.86.86.46
Telegram: @AnthonyThang
Nguyễn Văn Thắng Channel: https://t.me/nguyenvanthangchannel
Nguyễn Văn Thắng Chat: https://t.me/NguyenVanThangChat
Hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu đầy đủ rủi ro có liên quan và tìm kiếm lời khuyên khi cần thiết. Xem thêm cảnh báo rủi ro đầy đủ của chúng tôi trong các điều khoản kinh doanh.